Làm sao để xây dựng mối quan hệ gia đình

16:02 10/02/2014

(Giúp bạn)Những mối quan hệ gia đình tốt đẹp giúp cho con cái cảm thấy an toàn và được yêu thương, đó cũng là điều kiện rất tốt để trẻ học hành và phát triển.

Làm cha mẹ là điều khó khăn nhất trên đời này. Đó không phải là một cái gì đó khiến bạn phải trở nên hoàn hảo. Hầu hết các bậc cha mẹ đều làm mọi điều tốt đẹp nhất có thể cho con cái của mình khi phải vật lội với cuộc sống, công việc, bạn bè, quản lý nhà cửa và nhiều việc nữa. Thậm chí đối với những ông bố bà mẹ bận bịu nhất, mặc dù có nhiều thứ tốt đẹp bạn có thể làm để phát triển tốt các mối quan hệ gia đình.

Lợi ích cá nhân sẽ không quan trọng bằng các mối quan hệ gia đình. Mối quan hệ gia đình tốt sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương, đồng thời giúp trẻ phát triển trí não. Dành thời gian để cải thiện các mối quan hệ, chia sẻ với bé yêu của mình và các thành viên khác có thể để cùng vượt qua những khó khăn trong cả những việc đơn giản như ăn, ngủ, học hành và đối xử.

Mọi mối quan hệ tốt trong cuộc sống nhìn chung đều như vậy. Các thành phần đều là những phần cơ bản cho một cuộc giao tiếp tốt và có thể được áp dụng vào các mối quan hệ trong mọi nền văn hóa, tôn giáo và cấu trúc gia đình.

Dành thời gian bên nhau

• Dành thời gian bên nhau như ăn cơm, nói chuyện và cùng nhau vui cười.

• Nói chuyện với các thành viên trong gia đình để cùng nhau xây dựng và tăng cường các mối quan hệ cá nhân.

• Cùng nhau vui chơi.

• Cùng nhau đưa ra quyết định về việc gì nên làm cho các sự kiện đặc biệt như sinh nhật, tiệc mừng…

Giao lưu tích cực

• Nói về mọi thứ (kể cả điều khó nói).

• Lắng nghe với sự quan tâm đặc biệt.

• Chia sẻ và nói về những cảm xúc kể cả những cảm xúc tồi.

• Khuyến khích bằng những lời khen chứ không chỉ là lời chỉ trích.

• Cùng nhau giải quyết vấn đề.

• Là tín đồ của tình yêu, tính kiên nhẫn và sự thấu hiểu.

• Thể hiện sự đánh giá cao, tình yêu và khuyến khích qua lời nói và lòng yêu thương.

Làm thành một đội

• Cho những trẻ lớn tuổi có quyền quyết định mọi thứ như luật lệ trong gia đình và những ngày nghỉ của gia đình.

• Chia sẻ việc nhà.

• Nghĩ về những nhu cầu của mọi người khi đặt ra kế hoạch các hoạt động của gia đình.

• Hãy để trẻ tự quyết định miễn là chúng vẫn nằm trong vòng kiếm soát và mức độ phát triển bố mẹ đặt ra.

• Thiết lập các luật lệ trong nhà và áp dụng cho mọi người.

Đánh giá lẫn nhau

• Quan tâm đến cuộc sống của người khác.

• Cả nhà cùng tham gia vào một câu chuyện khi bàn về các sự kiện trong ngày.

• Hỗ trợ nhau trong các sự kiện quan trọng như ngày thể thao và các buổi hòa nhạc ở trường.

Comments