Làm sao khi trẻ cãi lại?
(Giúp bạn)Khi con bạn cãi lại, bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm, choáng, bối rối và có thể đó sẽ trở thành đề tài tranh luận trong gia đình bạn. Jim Bozigar, làm việc tại Bệnh viện Children's Hospital ở Pittsburgh, chuyên chủ trì các buổi hội thảo về vấn đề khi trẻ cãi lại cha mẹ. Jim Bozigar nói rằng với một chút hiểu biết và kiềm chế, cha mẹ có thể ngăn chặn tình trạng trẻ cãi lại.
- 1
6 nguyên tắc ngăn chặn tình trạng trẻ cãi lại
Ít nhiều đã có lần bạn thất vọng về con, nhưng bạn có thể học cách ngăn chặn tình trạng trẻ cãi lại. Bozigar gợi ý rằng mỗi thành viên trong gia đình tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Không công kích.
- Không coi nhẹ người khác.
- Không chỉ trích.
- Xác định rõ vấn đề.
- Xác định rõ cách sửa chữa vấn đề
- Chỉ ra các cách có thể làm để ngăn chặn vấn đề đó trong tương lai
- 2
Đối với bé ở lứa tuổi tiền học đường (từ 3 đến 4 tuổi)
Bé thường cãi lại kiểu "Không!" và "Tại sao lại phải làm như vậy?"
Cách phản ứng:
Nêu gương tốt. Nói với con "Thật là tuyệt biết bao nếu chúng ta không phải làm những việc mà chúng ta không thích có phải thế không?" Đừng quát con và đừng chế giễu con. Phản ứng của bạn sẽ quyết định những gì xảy ra tiếp theo. Bố mẹ sẽ chẳng bao giờ có thể điều khiển được con trẻ. Người duy nhất mà chúng ta có thể điều khiển được chính là bản thân chúng ta. Khi bạn nêu gương về cách cư xử, bạn sẽ dạy con bạn cách điều khiển chính bản thân trẻ.
- 3
Bé ở lứa tuổi đến trường
Bé thường hay cãi lại kiểu: "Con không hiểu!" và "Điều đó không đúng!"
Cách phản ứng: Bé ở lứa tuổi này có thể quan tâm tới suy nghĩ của các bạn nhiều hơn suy nghĩ của cha mẹ. Bé sẽ cố gắng quấy nhiễu bạn để bạn bỏ cuộc. Bạn đừng mắc bẫy bé! Bạn sẽ thua cuộc đấy: Các bé ở lứa tuổi này luôn luôn cần bạn nói một lời sau cùng. Thay vì vậy, bạn hãy để bé tự giải quyết vấn đề của mình và tỏ ra thông cảm với bé. Hãy thử nói "Con không nghĩ rằng mẹ biết những gì đang xảy ra với con phải không và những gì con đang thất vọng, nhưng con thiếu tôn trọng người khác. Và bây giờ con hãy đi về phòng và ở đó cho đến khi con bình tĩnh lại và có lý trí để nói chuyện với mẹ."
Bạn phải là người tiên phong để quyết định các giới hạn. Các giới hạn này sẽ giúp bé biết kiềm chế nội tâm. Đặt ra các giới hạn khi bạn nghĩ rằng con bạn sẵn sàng qua đường an toàn, ngủ dậy muộn, hẹn gặp với bạn bè,... Sau đó nói "Con biết rằng đó là nguyên tắc của gia đình."
- 4
Đối với trẻ trước tuổi vị thành niên (trước 13 tuổi)
Trẻ thường cãi lại kiểu "Liệu đó có phải là ý kiến hay không?"
Cách phản ứng:
Thay vì nhận lấy trách nhiệm, trẻ ở lứa tuổi này thường đặt cha mẹ vào thế phòng ngự. Khi con gái bạn mượn chiếc khăn kỷ niệm của bạn rồi sau đó làm mất, bạn có thể sẽ buột miệng "Sao con lại vô trách nhiệm đến vậy!" Bạn hãy quan sát - bé sẽ trả lời rằng "Thế mẹ chưa từng làm mất cái gì sao? Con đâu phải là người hoàn hảo!" Thay vì công kích bé, bạn hãy thử nói trong một chừng mực nào đó: "Con đã làm mất rồi à, mẹ cảm thấy..." Bạn hãy kiềm chế và tỏ ra tôn trọng bé. Mục tiêu của bạn là diễn tả cho bé thấy cảm xúc của bạn theo cách mà bé có thể nhận lấy tinh thần trách nhiệm.
- 5
Trẻ vị thành niên (từ 13 đến 19)
Trẻ thường cãi lại kiểu: "Hãy để con một mình!" và "Đó không phải là lỗi của con!"
Cách phản ứng:
Bạn hãy thận trọng - trẻ ở lứa tuổi này có thể ra dáng người lớn, nhưng trẻ vẫn chưa đủ lý trí. Trẻ suy nghĩ khác người lớn và trẻ con, và thường cảm thấy không thể bị tấn công. Bạn hãy quan tâm đến các phản ứng của trẻ và lắng nghe trẻ nói. Giúp trẻ nhận thấy rằng bạn luôn luôn bên cạnh trẻ. Nếu trẻ muốn ở một mình thì bạn hãy để trẻ một mình nhưng đừng từ bỏ. Bạn hãy tiếp cận khôn khéo hơn. Viết vài lời mà không công kích hay khiển trách trẻ, và nói rằng bạn thích nhận phản hồi của bé. Luôn luôn giữ cho cuộc đối thoại mở. Cố gắng nói bằng giọng nhỏ nhẹ. Nếu bạn la hét, thì con bạn cũng sẽ làm như vậy. Và bạn cần nhớ rằng bạn luôn luôn là người có quyền trong nhà; bạn có thể đặt ra các giới hạn. Nhưng bạn vẫn có thể cư xử thân thiện với con cái.