Lỗi nghiêm trọng khi bà bầu tập luyện

14:40 14/04/2015

(Giúp bạn)Bên cạnh những lợi ích đã được khoa học chứng minh, vẫn có nhiều hiểu lầm về rủi ro có thể gặp khi bà bầu tham gia vận động cơ thể.

Luyện tập đúng cách, vừa sức trong suốt thai kỳ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Nhờ luyện tập, mẹ bầu sẽ hiểu thêm về năng lực tiềm ẩn trong cơ thể, biết thêm nhiều cách thư giãn, vì vậy cũng chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt hơn cho cuộc vượt cạn sắp đến gần.

-1

Bên cạnh những lợi ích đã được khoa học chứng minh, vẫn có nhiều hiểu lầm về rủi ro có thể gặp khi bà bầu tham gia vận động cơ thể. Có không ít bà bầu vì thế mà e ngại không dám tập luyện, bỏ sót một cơ hội tăng thêm sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Sau đây là những kiểu hiểu sai phổ biến nhất về việc luyện tập ở bà bầu:

1. Trước khi mang thai không tập, thì giờ cũng không

Theo Sức khỏe giới tính, bác sĩ Raul Arta, Hiệu trưởng sáng lập trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết, không có tài liệu y học nào khẳng định tập luyện vừa phải như đi bộ là không an toàn cho thai phụ, ngay cả đối với chị em trước đây không thường xuyên vận động.

Để thai kỳ khỏe mạnh, ông cũng đề nghị bà bầu nên đi bộ từ 30 – 60 phút mỗi ngày, và có thể phân bổ khoảng thời gian tập luyện này ra thành nhiều buổi tập nhỏ. Nếu vừa bắt đầu, chị em chỉ nên tập từ từ. Tuần đầu tiên là 5 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 10 phút mỗi tuần, cho đến khi đủ sức khỏe để tập luyện đều đặn 30 phút/ ngày.

2. Chỉ tập trung cho phần sàn chậu, hông và lưng

Nghiên cứu gần đây của Đại học Geogia ở nhóm bà bầu đang trong tuần thai 21 đến 25 còn cho thấy, tập nâng tạ (có sự giám sát của huấn luyện viên) trong vòng 12 tuần hoàn toàn không gây hại cho thai phụ. Cần lưu ý rằng bạn phải ngưng bất cứ hoạt động nào nếu đột nhiên cảm thấy chóng mặt. Tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bất cứ ai, kể cả người bình thường có sức khỏe tốt.

3. Yoga nguy hiểm cho bà bầu

Có nhiều luồng quan điểm trái ngược về tập yoga trong thai kỳ. Trong khi có người cho rằng yoga rất tốt cho mẹ và bé, lại có luồng ý kiến trái ngược, theo đó yoga với các động tác khó như trồng chuối, nhấc cao chân, uốn thân mình… nên bà bầu tuyệt đối không được tập. Điều này không hoàn toàn đúng, vì vẫn có những lớp học yoga dành cho thai phụ.

Lời khuyên cho mẹ bầu nếu muốn học yoga là nên tham gia một lớp học có chuyên viên hướng dẫn, không nên tự tìm hiểu và tập luyện một mình.

4. Có thể bị sinh non hoặc sẩy thai do tập thể dục

Chưa có tài liệu nào chứng minh sinh non hay sẩy thai có liên quan đến việc tập thể dục ở những thai phụ bình thường, khỏe mạnh. Ngoại trừ có tiền sử sinh non, dọa sẩy thai hay có vấn đề về sức khỏe, hầu hết bà bầu khỏe mạnh vẫn có thể tập luyện ngay trong quý 3 của thai kỳ.

Miễn là bác sĩ cho phép, bạn vẫn có thể tham gia đều đặn các bài tập thể dục hàng tuần. Tốt hơn nên tập sau khi thai nhi đã được 18 tuần tuổi trở lên. Cũng nên lưu ý tránh tập giữa trời nắng nóng hoặc trong nhiệt độ cao, vì sẽ làm gia tăng thân nhiệt ở mẹ, dẫn đến gây nguy hại cho sức khỏe của bé.

5. Bà bầu chỉ nên thực hiện các thao tác nhẹ nhất

Một số môn thể thao mà mẹ bầu tuyệt đối phải “nhịn” trong 9 tháng 10 ngày mang thai, như thể dục dụng cụ, trượt nước, cưỡi ngựa, đi bộ nhanh…. Đồng thời tránh bất kỳ môn thể dục nào làm căng kéo cơ bụng, vì sự căng kéo sẽ làm cho vùng bụng chậm phục hồi sau sinh; cũng không tập luyện nếu phải giơ chân lên trong khi nằm ngửa.

Cũng theo Vnexpress, Richard Nisbett, nhà nghiên cứu tâm lý học Đại học Michigan cho biết, kết hợp tập thể dục khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ tăng chỉ số IQ của trẻ cao hơn trung bình 14 điểm. Khi luyện tập các nhóm cơ lớn kích thích sự phát triển các nhóm neuron thần kinh - tăng lượng máu lên não.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Probiotics và vai trò chống nhiễm khuẩn dị ứng ở trẻ em
-3 Làm gì khi trẻ bị táo bón?
-4 Có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung
-5 "Bật mí" về bữa sáng tốt nhất cho trẻ

Theo GDVN

Comments