Mẹo kiểm soát ngân quỹ thông minh
(Giúp bạn)Tháng Giêng là tháng khó khăn khi nói đến tài chính. Sự căng thẳng với những khoản chi tiêu cho lễ tết và các hóa đơn thẻ tín dụng cần phải được thanh toán là áp lực với không ít người... Để giúp giảm bớt áp lực về tiền bạc, một vài lời khuyên sau hy vọng sẽ giúp bạn bắt đầu năm mới ổn định hơn.
- 1
Đưa ra những giải pháp ít tốn kém
Không phải tất cả mọi nhu cầu (dù đó là của bạn, bọn trẻ hay chồng của bạn) cần phải chi phí tiền bạc. Hãy suy nghĩ về những cách vui vẻ, sáng tạo để thể hiện với các thành viên trong gia đình tình yêu thương của bạn (mà vẫn thỏa mãn bản thân). Bạn có thể nướng bánh hoặc làm món gì đó mà bọn trẻ thích, tổ chức một chuyến đi chơi đến công viên hoặc tham quan viện bảo tàng trong khoảng thời gian được khuyến mại.
- 2
Tạo một khoản ngân quỹ cố định
Bước quan trọng nhất mà bạn có thể hướng tới một năm tài chính an toàn hơn là để tạo ra một khoản ngân sách và sau đó cố gắng để duy trì và phát triển nguồn tài chính ấy. Hãy bắt đầu bằng việc xem toàn bộ các khoản tiêu dùng hàng tháng của bạn như tiền thuê nhà, vay thế chấp, chi tiêu hàng ngày, các khoản thanh toán điện, nước, Internet ... Cộng tổng các khoản trên và đó là số tiền bạn hoàn toàn phải trả, có nghĩa là một món cố định không được phân bổ bất cứ nơi nào khác.
Từ đó, bạn có thể quyết định một số tiền hợp lý để chi tiêu cho các nhu cầu khác như thực phẩm, thức ăn vật nuôi, mua sắm trang phục… Đó có thể là một khoản ngân sách hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào bạn. Một khi nó đã biến mất, mọi thứ sẽ bị liên lụy. Vì thế, bạn nên chi tiêu một cách khôn ngoan.
- 3
Giới hạn tiêu bằng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng rất thuận tiện và hữu ích khi bạn cần một thứ gì đó quan trọng nhưng không có tiền mặt trong tay. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thẻ (và sử dụng nó cho tất cả mọi thứ) có thể khiến bạn “trượt dốc” theo những khoản nợ nần. Khi bạn có một khoản ngân sách chi tiêu hàng tháng, hãy sử dụng thẻ tín dụng một cách có tính toán.
Trong năm nay, bạn nên đưa ra một giới hạn chi tiêu qua thẻ tín dụng. Trừ khi có việc bất ngờ xảy ra và buộc phải sử dụng nó, bạn mới nên phá vỡ giới hạn đã đặt ra. Giới hạn càng thấp càng tốt và cố gắng không sử dụng thẻ nếu bạn có thể. Giới hạn không có nghĩa là phải vượt qua nếu bạn có thể chi tiêu dưới mức ấy - đó là một phương châm. Càng tiêu ít bao nhiêu, bạn càng dễ dàng chi trả hơn bấy nhiêu.
- 4
Tiết kiệm cho một cái gì đó quan trọng
Thay vì chi tiêu cho việc mua sắm theo sở thích hoặc những thứ không cần, bạn nên chọn những thứ cần thiết để chi tiêu. Nếu bạn có một mục tiêu nhất định như một chiếc xe mới, một chuyến du lịch cho cả nhà, bạn sẽ tiết kiệm nhiều hơn chứ không phải chi tiêu vào những thứ phù phiếm. Hai vợ chồng nên thảo luận đưa ra quyết định những gì cần nhất và cùng nhau cố gắng đạt mục tiêu.
- 5
Sử dụng danh sách khi bạn mua sắm
Điều này có vẻ là lời khuyên thích hợp cho những người hay quên, nhưng nó có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi mua sắm cho dù phải di chuyển qua nhiều cửa hàng. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu bạn muốn mua sắm thêm đồ đạc mới cho căn nhà vào dịp Tết nhưng ngân sách không đủ đáp ứng tất cả, bạn có thể gạn lọc lại từ danh sách đã liệt kê và chi tiêu trong khả năng cho phép.