Nghe tiếng ngáy ngủ, đoán bệnh bé
(Giúp bạn)Điều dễ thấy nhất là ngủ ngáy có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi ngủ ngáy, bé sẽ không lấy đủ không khí.
- 1
Ngủ ngáy do cảm lạnh
Một số phụ huynh phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).
- 2
Ngủ ngáy do viêm amidan
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé (do não thiếu oxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…
- 3
Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở
Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.
- 4
Tư thế ngủ kỳ lạ
Một lý do khác là do tư thế ngủ kỳ lạ. Ví như, một vài trẻ em trong giấc ngủ ban đêm thì thường bị hẹp luồng không khí sẽ ngủ với tư thế lưng nằm trên gối làm cho đầu của chúng lộn ngược xuống dưới, hay cổ của chúng sẽ bị kéo căng ra giống như là người làm xiếc diễn trò nuốt một cây kiếm vậy. Có lẽ những tư thế ngủ này làm cho lưỡi dốc xuống ra đằng sau cổ họng, khi đó sẽ xuất hiện những tiếng ngáy khi trẻ ngủ.
- Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng…
- Nhóm bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Bé sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá cũng dễ mắc chứng ngủ ngáy.
Nghe tiếng ngáy ngủ, đoán bệnh bé, Làm mẹ, be ngay ngu, be ngu ngay, con ngu ngay, tre ngu ngay, ngay ngu, ngu ngay, lam me, tre mac benh vi ngu ngay
Nếu thấy bé thường xuyên thở bằng miệng, bạn nên đưa bé đi khám. (Ảnh minh họa).
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
- Bé thường xuyên phải thở bằng miệng.
- Khoảng ngưng giữa hai nhịp thở kéo dài vài giây.
- Bị gián đoạn giấc ngủ vì ngáy, ngủ không ngon giấc.
- Bé phải gồng mình để thở, giống như chuẩn bị hắt hơi.
Phòng “bệnh” ngủ ngáy cho bé
- Để hạn chế việc ngủ ngáy, mẹ nên cho bé nằm nghiêng gối đầu cao.
- Mùa đông, mẹ hãy giữ ấm phần cổ, phần ngực cho bé khi ngủ, tránh cho bé mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Không nên để bé đùa nghịch nhiều quá mức vào ban ngày, hoặc xem phim, ảnh, sách báo kinh dị, hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm giấc ngủ của bé mệt mỏi, dễ dẫn tới tình trạng bé ngủ ngáy.
- Bố mẹ cũng nên để cho bé ngủ ở nơi rộng rãi, thoáng khi để giúp bé ngủ ngon hơn.