Nguyên nhân và cách phòng ngừa thai nhi nhẹ cân
(Giúp bạn)Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân? Nguy cơ với thai nhi nhẹ cân? Biện pháp phòng ngừa thai nhi nhẹ cân là gì? Các mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin dưới đây để chăm sóc thai nhi thật tốt.
- 1
Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn: khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Vì vậy, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, thai phụ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, nhưng thai nhi không hấp thu được cũng làm cho đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tăng cân nhưng con vẫn còi:
- 2
Ăn quá nhiều:
Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém, sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Theo bác sĩ Hòa, nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân scó thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.
- 3
Thiếu sắt:
Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…
- 4
Ăn đêm:
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé.
- 5
Bổ sung sớm canxi:
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
- 6
Nhau thai kém phát triển:
Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
- 7
Nguy cơ với thai nhi nhẹ cân
Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.
Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, tiếp tục có đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ ký.
- 8
Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân
Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không béo phì, thai phụ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học. Thai phụ cũng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.