Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút
(Giúp bạn)Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là một cảm giác hết sức khó chịu khi mang thai.
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút
Người đưa tin cho biết, ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải, như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi…
Ở các bà bầu, khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, do tình trạng thai hành, thai phụ có thể bị nôn ói, ăn uống kém, sụt cân… dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ.
Ở những tháng cuối thai kỳ, do yêu cầu canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi nội bào và ngoại bào, cũng như thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng.
Xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Khi mang bầu bị chuột rút, các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:
- Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.
- Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.
Hoặc các mẹ có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.
Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.
Những cách phòng ngừa chuột rút ở bà bầu
Tập luyện với chân thường xuyên
Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.
Nâng cao chân
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.
Thay đổi vị trí thường xuyên
Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.
Massage
Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút. Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu
Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân… từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.
Tiến Khê
Theo GDVN