Những bênh cần phải chữa trước khi mang thai

14:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Trước khi mang thai nên kiểm tra lại ổ bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quyết định cho mang thai hay không. Nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Thiếu máu

Nếu mẹ bị thiếu máu nặng còn có thể khiến thai nhi chậm phát triển, sinh non và thai chết lưu. Đối với mẹ bầu, thiếu máu có thể gây ra bệnh tim, suy tim, xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Lao phổi

Phụ nữ đã từng bị lao phổi khi mang thai bệnh dễ tái phát trở lại, nên trước khi mang thai nên kiểm tra lại ổ bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quyết định cho mang thai hay không. Bệnh nhân lao phổi cần sinh đẻ có kế hoạch, ít nhất hai năm sau khi khỏi bệnh mới sinh tiếp.

Bệnh tim

Theo Khỏe và Đẹp, trọng lượng cơ thể không ngừng tăng đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ khiến người mẹ sẽ trở lên mệt mỏi. Nếu mẹ bầu bị bệnh tim thì khi mang bầu bệnh sẽ càng nặng hơn, thậm chí dẫn đến sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng nhau thai. Nếu muốn có con cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh gan

Nếu người mẹ không may mắn bị bệnh gan thì cần đặc biệt chú ý bởi viêm gan B hoặc viêm gan siêu vi có thể truyền qua nhau thai ảnh hưởng đến em bé. Hơn nữa, khi bầu bí gánh nặng lên gan sẽ nặng nề hơn rất nhiều khiến chức năng gan trở lên bất thường và gây huyết áp thai kỳ. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn mang thai.

Viêm thận mạn tính

Viêm thận mạn tính sẽ làm chức năng thận của thai phụ xấu đi, gây ra nhiễm độc thai nghén ngay từ giai đoạn đầu mang thai. Sau khi sinh còn để lại nhiều di chứng xấu cho thai phụ. Vì thế bệnh nhân bị viêm thận mạn tính nên tích cực điều trị, mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo mang thai và sinh con an toàn.

Cao huyết áp

Chứng cao huyết áp nếu không được điều trị triệt để khi mang thai dễ dẫn đến chứng nhiễm độc thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Phụ nữ bị các triệu chứng đau đầu nặng, vai mỏi, mất ngủ, chóng mặt và phù nề,… nhất định phải tiến hành kiểm tra chỉ số huyết áp trước khi mang thai.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường từ trước khi bầu bí hay mắc trong thai kỳ đều không tốt cho sự phát triển của em bé. Đối với người mẹ, nguy cơ bị tăng huyết áp khi mắc tiểu đường thai kỳ là rất cao, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây sảy thai, sinh non thậm chí thai nhi nhẹ cân.

Viêm bàng quang

Mang bầu khi đang mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Vì vậy, tốt hơn hết hãy chắc chắn chữa khỏi bệnh trước khi mang thai để không gặp phải những rắc rối đáng tiếc.

Giun sán

Theo Kiến thức, nhiễm giun sán trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có nguy cơ sảy thai và dị tật cao. Vì vậy, bạn cần tẩy giun khi bắt đầu có ý định mang thai, vì bạn sẽ khó có thể tẩy giun trong khi đã mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo.

Bệnh răng miệng

Có một mối liên hệ giữa bệnh về răng miệng của bà bầu và sức khỏe thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân của sảy thai hoặc đẻ non do một loại vi khuẩn có thế đi theo đường máu vào nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Vì vậy, trong 6 tháng trước khi mang thai bạn cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để được điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ cần được chữa trị càng sớm càng tốt, bệnh càng nặng thời gian điều trị càng lâu và càng khó điều trị dứt điểm. Mỗi mức độ bệnh trĩ, sẽ có định hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể đi khám tại các cơ sở y tế có uy tín để được hướng dẫn chi tiết.

Tham khảo thuốc:

Aspirin là một thuốc chống viêm giảm đau phi steroid (NSAID) hiệu quả trong điều trị sốt, đau và viêm. NSAID là nhóm thuốc giảm đau không gây ngủ làm giảm chứng đau do nhiều nguyên nhân từ nhẹ tới vừa, bao gồm chấn thương, co thắt cơ kinh nguyệt, viêm khớp và các bệnh cơ xương khác.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Cách chữa hết rạn da cho bà bầu
-2 Những thời điểm không nên thụ thai
-3 Sử dụng thuốc chống nôn nghén trong thai kì
-4 Bệnh viêm nang lông

Theo GDVN

Comments