Những kiểu cha mẹ 'hại' con
(Giúp bạn)Dưới đây là những cách dạy con phổ biến nhưng không hiệu quả.Chiều con 'không phải lối'
- 1
"Mẹ Hổ"
Kiểu giáo dục này đang ngày càng phổ biến, nhất là trong những nền văn hóa có phần nghiêm khắc và ở những bậc cha mẹ có sự cầu toàn thái quá. Các "mẹ Hổ" tin rằng việc cho con học hành thật nhiều và chỉ tham gia các hoạt động có tính học thức như chơi piano, violin,... là cách tốt nhất để trẻ nên có giáo dục, có văn hóa, trở thành người có vị trí trong xã hội sau này.
Dĩ nhiên, cha mẹ nên định hướng và khuyến khích con cái học tập tốt nhất, tuy nhiên mọi thứ chỉ nên có giới hạn. Trẻ nhỏ vẫn cần thời gian vui chơi và tận hưởng cuộc sống theo đúng nghĩa. Tuổi thơ là quãng đời đẹp và vô tư nhất trong cuộc đời mỗi người. Đừng biến nó trở thành nỗi ám ảnh của con bạn.
- 2
Chiều con quá đà
Hãy nhớ câu 'Có voi, đòi tiên' trước khi bạn định chiều theo bất kỳ 'yêu sách' nào của con trẻ. Khi trẻ muốn gì được nấy, chúng sẽ nhanh chóng biết 'đánh' vào điểm yếu của cha mẹ và được đà tận dụng ưu thế vòi vĩnh, đến lúc cha mẹ phải ‘răm rắp theo lệnh’ con lúc nào không hay.
Chiều con 'không phải lối', thương con theo cảm tính và sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi sẽ khiến con ‘nhờn’ bố mẹ. Làm cha mẹ, càng không nên có suy nghĩ con lớn lên sẽ biết ngoan bởi “bé không vin” thì ắt “lớn gãy cành”
- 3
Đòi hỏi sự hoàn hảo
Kể cả khi con cái thành công, đạt thành tích học tập tốt… thì những bậc cha mẹ này cũng không thấy hài lòng. Với họ, con cái lúc nào cũng phải là số 1, không được phép thua kém ai.
Con của những phụ huynh đòi hỏi sự hoàn hảo luôn sống trong áp lực nặng nề phải phấn đấu đến bậc cao nhất. Thực tế cho thấy khi sự đòi hỏi của cha mẹ vượt quá khả năng của trẻ, nhiều trẻ đã mắc chứng trầm cảm, có trẻ thì nói dối. Vì mải tìm cách lừa dối để cha mẹ hài lòng, chúng càng không có thời gian và tâm trí để phấn đấu.
- 4
Bên con như vệ sĩ
‘Ủm’ con quá kỹ, vô tình cha mẹ đang hại con. Được cha mẹ hỗ trợ và làm thay mọi việc dễ khiến trẻ hình thành tâm lý thụ động, ích kỷ, không biết sẻ chia và sống ỷ lại...
Giành lấy quyền tự quyết của con đồng nghĩa với việc bạn đang nói với con rằng “Cha/mẹ không tin tưởng những lựa chọn của con cho chính bản thân con”.. Vì thế, hãy cho trẻ cần câu, đừng cho con cá - nghĩa là gợi ý cho trẻ một vài cách giải quyết rắc rối còn làm như thế nào nên để tự chúng, cha mẹ chỉ theo dõi và nhanh chóng định hướng nếu trẻ sai.