Những nguyên nhân khiến bé trở nên khó tính
(Giúp bạn)Khi cơ thể của bé không khỏe ở chỗ nào đó, cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn bỗng dưng trở nên “khó tính”, hay quấy khóc.
Vào mùa thu, tiết trời khô hanh khiến cho da của bé luôn bị căng ra, mất độ ẩm. Việc hô hấp của trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, vào thời điểm này, người lớn cũng thường thấy trẻ hay xuất hiện những triệu chứng như đau cổ họng, chảy máu cam, nhiệt miệng, trướng bụng, đi ngoài phân khô, nước tiểu có màu vàng… Tất cả những điều đó có thể chính là nguyên nhân khiến bé yêu trở nên “khó tính”, hay quấy khóc.
Khi thấy con có những triệu chứng như vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần nắm rõ nguyên nhân nào khiến con thấy khó chịu, từ đó có sự điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ, thay đổi một vài thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi thì trẻ sẽ trở nên “dễ bảo” hơn.
- 1
Da khô
Da bị khô, thậm chí bị bong tróc khiến trẻ cảm thấy ngứa và có thể đưa tay gãi khiến làn da bị tổn thương, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Để giúp trẻ không còn cảm thấy khó chịu, người lớn hãy luôn chú ý dùng các sản phẩm dưỡng ẩm cho dành riêng cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể giúp làm giảm tối thiểu ma sát của quần áo đối với làn da.
Đặc biệt, khi thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ, người lớn hãy chú ý vào các vùng da dễ bị tổn thương như má, trán, mông, chân và bàn tay của trẻ.
- 2
Phân khô, nước tiểu có màu vàng
Nếu trẻ cảm thấy nóng nực, toát mồ hôi và đi tiểu nhiều khiến cơ thể mất nước thì tức là trẻ đã gặp vấn đề về đường hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân khô và cứng, nước tiểu có mày vàng sậm.
- 3
Tìm hiểu
Lý do dẫn đến căn bệnh này chính là do thức ăn của trẻ khó tiêu hóa được lưu lại trong cơ thể và trở thành các chất độc hại. Các chất này sẽ làm giảm hệ miễn dịch và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Để giúp cải thiện tình trạng trên, người lớn hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả và thực phẩm giúp nhuận tràng, tạo thói quen tốt cho ruột. Các bậc cha mẹ cũng tránh không để trẻ có thói quen ngồi xổm đi khi vệ sinh. Ngoài ra, nên tránh để trẻ bị lạnh bụng vào sáng sớm và chiều tối. Việc mát xa vùng bụng cho trẻ vài phút mỗi ngày cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- 4
Ho khan
Vào mùa thu, trẻ hay có triệu chứng ho khan có đờm hoặc ít đờm. Trẻ sẽ cảm thấy khô miệng kèm theo vài biểu hiện khác. Rất có thể trẻ đã bị tổn thương màng phổi.
Khi thấy con có những biểu hiện như vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan. Hãy đưa con đi khám để có sự điều trị khoa học nhất.
- 5
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là một bệnh thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, tiết nhiều nước bọt, ăn uống mất ngon.
Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt, bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến tình trạng sút cân. Nguyên nhân gây loét miệng thường xảy ra khi sức đề kháng của con bị yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng…
Quan trọng bây giờ là bạn nên vệ sinh răng miệng cho con thật tốt, mặc dù con có thể rất đau nhưng hãy cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng mau lành.
Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ.