Những thứ bắt buộc phải có trong tủ thuốc của trẻ

14:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Những thứ bắt buộc phải có trong tủ thuốc để đề phòng ứng phó ngay khi con bạn có thể bị sốt phát ban, sốt cao, côn trùng cắn,… bất cứ lúc nào.

Băng gạc

Theo trang Songkhoe.vn, trẻ có thể vô tình bị ngã, xước xát chân tay, chảy máu khi tập bò, tập đi. Hoặc khi trẻ lớn hơn, càng hiếu động thì càng dễ bị thương do chạy nhảy, vui chơi nhiều. Vì thế, băng gạc có thể phải sử dụng bất cứ lúc nào.

-1

Các loại băng gạc đủ kích cỡ sẽ tiện lợi hơn cho mọi vết thương lớn nhỏ. Nó sẽ giúp trẻ đỡ đau và sợ hơn, đảm bảo cho vết thương không bị nhiễm trùng. Bố mẹ cũng nên tìm hiểu các cách sơ cứu để thực hiện đúng quy trình băng bó cho trẻ.

Kéo

Một chiếc kéo rất hữu ích khi bạn phải chăm trẻ nhỏ. Khi băng bó vết thương cho trẻ, bạn sẽ phải cần đến nó. Hoặc nhiều tình huống như sợi vải thừa trên quần áo, bao tay, bao chân bạn cũng phải ‘xử lý’ ngay nếu không muốn trẻ bị đau.

Nếu trẻ bị ốm, bạn sẽ cần nó để cắt các loại thuốc gói. Nghe có vẻ vụn vặt nhưng nếu không có nó bạn sẽ cảm thấy bối rối nhiều lần trong ngày.

Túi chườm ấm/chườm lạnh

Thân nhiệt của trẻ thường không ổn định và cần thời gian lâu hơn để thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Nhất là nếu ở trong điều kiện khí hậu nóng lạnh thất thường, bạn nên chuẩn bị các túi chườm ấm, chườm lạnh để đảm bảo thân nhiệt cho trẻ. Các túi chườm lạnh còn có tác dụng nếu trẻ không may bị bỏng hoặc giảm đau cho vết thương nhỏ.

Thuốc giảm đau/hạ sốt

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc nào phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con mình. Hai loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì có thể ảnh hưởng đến trẻ sau này.

Nhưng nếu tình trạng của trẻ tương đối nghiêm trọng, bạn vẫn nên dùng cho trẻ để giảm đau, hạ sốt kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh dị ứng

Phải thật sự lưu ý và cẩn trọng trước khi sử dụng kháng sinh cho con mình. Trẻ càng nhỏ thì càng cần phải hạn chế tối đa tiếp nhận kháng sinh vào cơ thể. Tuy nhiên, đây vẫn là thứ cần phải có khi gia đình có trẻ nhỏ.

Trẻ có thể bị dị ứng bất cứ lúc nào, dị ứng do thức ăn, dị ứng da do côn trùng cắn hoặc hóa chất nào đó. Thuốc kháng sinh dị ứng sẽ giúp trẻ giảm các triệu chứng hoặc phòng ngừa biến chứng. Nhưng tốt nhất, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cất giữ trong nhà.

Ngoài ra cần những thứ như Bông, Băng buộc, băng dính, kẹp, ống thụt, 1 lọ sérum sinh học, 1 bình thuốc sát trùng, 1 ống cặp sốt, 1 lọ xà phòng nước, 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn, 1 ống va-dơ-lin, 1 ống aspirine hay paracétamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn như: Efferalgan, Dolipral...băng gạc có tính chất cầm máu.

Giữ thuốc thế nào?

Theo BSCK1 Phạm Xuân Hậu, thỉnh thoảng, chúng ta nên coi lại các thứ thuốc ở trong tủ thuốc để xem loại nào còn dùng được, loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết, phải mua bổ sung.

Những ống thuốc tiêm (chích): nếu còn hộp thì hạn ngày còn dùng được, có ghi ở vỏ hộp.

Loại thuốc kháng sinh và sulfamide: thuốc dùng thừa nên vứt đi vì những thuốc này khi dùng phải do bác sĩ chỉ định.

Thuốc viên, viên con nhộng, gói: phải để ở nơi khô ráo.

Thuốc nhỏ mắt: một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày.

Thuốc mỡ: nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị cứng: vứt cả ống đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc sulfamide chỉ dùng được trong vòng vài tuần.

Chất bột: phải để ở nơi khô ráo.

Dung dịch sérum sinh học: cần thay luôn.

Sirô: khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ

Viên đặt ở hậu môn: để nơi khô ráo.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng bằng đồ uống
-3 Điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng thức phẩm
-4 Chuối là "thực phẩm vàng" chống đột quỵ
-5 Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa

Theo GDVN

Comments