Những triệu chứng của thai kỳ khiến bà bầu đỏ mặt
(Giúp bạn)Những triệu chứng của thai kỳ có thể khiến bà bầu đôi lúc phải đỏ mặt vào thời điểm nào đó. Nhưng chắc chắn khi em bé được sinh ra, bạn sẽ cười lớn khi nhắc tới các triệu chứng này và chúng sẽ là những kỷ niệm vui, đáng nhớ. Cũng cần phải biết rằng, không chỉ mình bạn mắc các triệu chứng này, thế nên đừng quá xấu hổ nhé. Mọi người hoàn toàn có thể thông cảm với bạn.
- 1
Són tiểu
Đôi khi bạn thấy đáy quần của bạn bị ướt sũng vì bất ngờ phun nước tiểu trong khi đang mang bầu. Nguyên nhân là do tử cung của bạn mở rộng gây sức ép lên bàng quang. Vì vậy, bạn không thể giữ hoặc ngăn cản ngay cả một lượng nhỏ nước tiểu trong trường hợp buồn tiểu. Thậm chí, nhiều trường hợp bà bầu còn bị nhỏ một vài giọt nước tiểu nhỏ xuống tất của họ khi đứng lên đột ngột hay sau khi cười lớn.
Cách xử trí: Bạn không thể làm được gì nhiều cho bàng quang của bạn lúc này. Song để hạn chế điều này, bạn nên uống ít nước hơn, đặc biệt là tại nơi làm việc để tránh bối rối. Ngoài ra, mang băng vệ sinh và tích cực tập các bài tập Kegel sẽ giúp cải thiện các cơ xương chậu của bạn.
Són tiểu là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
- 2
Xì hơi
Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.
Cách xử trí: Táo bón sẽ khiến bụng bị đầy hơi và “xì hơi” là kết quả tất yếu. Nếu bạn bổ sung nhiều hành tỏi, gia vị cay thì bạn cũng dễ bị “xì hơi”. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này, bà bầu nên ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước.
Bên cạnh đó, thay vì ăn 3 bữa ăn chính, bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ, khoảng 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
- 3
Buồn nôn, nôn ói
Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ, nhưng ở một số thời điểm mang bầu, triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn. Đôi lúc, bạn nôn ra khi bạn ít ngờ nhất.
Cách xử trí: Uống các loại vitamin bổ sung cho thai kỳ tại bữa tối và uống cùng lúc trong bữa ăn của bạn. Nguyên nhân bởi vì một số loại thuốc chứa sắt có thể gây buồn nôn cho phụ nữ mang bầu. Vì vậy, bà bầu có thể chuyển sang bổ sung các loại thuốc chứa sắt thấp để làm giảm buồn nôn. Uống một chút nước gừng hoặc ngậm kẹo chanh cũng giúp giảm sự buồn nôn.
- 4
Ngủ ngáy
Khi mang thai, do mũi bị tắc, bạn buộc phải thở qua miệng và ngủ ngáy là kết quả của quá trình này.
Cách xử trí: Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ngủ, nếu cần. Bạn thử ngủ nghiêng về một bên, có thể đầu tư thêm những chiếc gối ngủ dành cho bà bầu.
Khi mang thai, do mũi bị tắc, bạn buộc phải thở qua miệng và ngủ ngáy
là kết quả của quá trình này. (ảnh minh họa)
- 5
Chảy dãi như trẻ con
Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hormone khi mang bầu khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.
Cách xử trí: Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏevà nó sẽ biến mất sau sinh vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột, uống đủ nước lọc, đặc biệt là uống thêm nước chanh.
- 6
Đổ mồi hôi nhiều
Dưới nách, vùng kín, trên bụng bầu, cổ và mặt… liên tục ướt nước là do khi mang thai, sự trao đổi chất tăng mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng tuần hoàn máu làm cơ thể mẹ nóng hơn bình thường.
Cách xử trí: Bạn cần mặc quần áo thoáng, nhẹ, mát, uống đủ nước và tránh lo lắng quá.