Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thính lực
(Giúp bạn)Tác dụng phụ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc. Một số thuốc có thể gây độc cho tai, làm giảm khả năng nghe, thậm chí dẫn đến điếc vĩnh viễn.
Màn ảnh Sân khấu cho biết, theo báo cáo của Care2 , có một số điều bất ngờ xung quanh bạn có thể ảnh hưởng đến thính lực và làm cho bạn nghe kém hơn.
Những điều cần tránh để bảo vệ thính lực
Lạm dụng tai nghe
Bạn có thể thường nghe rằng việc sử dụng tai nghe có khả năng gây mất thính lực. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Giọng nói - Ngôn ngữ - Thính giác Mỹ cho thấy 35% người lớn và 59% thanh thiếu niên sử dụng tai nghe với âm lượng khoảng 110-120 decibel trong thời gian liên tục đã bị mất thính lực vĩnh viễn. Do đó, các cơ quan y tế các nước khuyến cáo bạn sử dụng tai nghe chỉ trong vòng 1 giờ với 60% mức âm lượng.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ có khả năng gây mất thính. Điều này xảy ra bởi vì ngưng thở khi ngủ có thể cho tác dụng phụ với việc truyền mạch máu đến ốc tai ( tai trong ) mà sau đó gây ra viêm.
Bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao đối với mất thính lực. Bởi vì theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism , lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu và các dây thần kinh, do đó làm giảm khả năng nghe.
Sử dụng thuốc
Theo Sức khỏe và Đời sống, đột nhiên bạn bị ù tai, nghe kém, chóng mặt rồi dần dần nặng tai... sau đó đi khám, bác sĩ chẩn đoán bạn bị suy giảm thính lực. Tác nhân gây suy giảm thính lực có thể do dùng một số thuốc điều trị bệnh hoặc hoá chất gây suy kém chức năng và tổn thương tế bào tai trong, đặc biệt sau ốc tai và các tế bào thần kinh thính giác.
Suy giảm thính lực gặp phải do tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra khi đang dùng thuốc hoặc sau vài tuần, thậm chí vài tháng khi đã ngưng sử dụng. Dấu hiệu của suy giảm thính lực thường không xảy ra đột ngột mà có diễn biến từ từ, nên người bệnh thường dễ bỏ qua.
Triệu chứng điển hình của suy giảm thính lực do tác dụng phụ của thuốc là ù một bên hoặc cả hai tai. Có trường hợp không ù tai mà chỉ thấy chóng mặt, mất thăng bằng, nghe kém... Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời, không liên tục nên nhiều người lại nghĩ do mệt mỏi hay bị rối loạn tiền đình và cứ thế chịu đựng.
Dần dần, biến chứng suy giảm thính lực càng trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh không đi khám bác sĩ. Có trường hợp chỉ phát hiện ra khi ngưỡng nghe đã ở mức rất cao và nguy cơ điếc không hồi phục đang cận kề.
Sử dụng thiết bị gây tiếng ồn
Những người làm việc sử dụng máy móc ồn ào như máy cắt cỏ, cưa điện, và máy khoan cũng có nguy cơ mất thính lực rất cao. Vì vậy, nên tránh sử dụng thiết bị gây tiếng ồn mỗi ngày, và kéo dài trong thời gian dài.
Tiếp xúc với âm thanh quá lớn dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các tế bào lông là các tế bào hoạt động như bộ phận tiếp nhận âm thanh của tai. Một khi bị hư, các tế bào lông không mọc trở lại, dẫn đến mất thính lực do tiếng ồn.
Ráy tai tích tụ
Ráy tai tích tụ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mất thính lực một phần. Vì vậy, bạn nên làm sạch tai của bạn thường xuyên. Bạn không nên sử dụng bông ngoái tai, vì công cụ này sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu hơn. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp bỏ ráy tai cho sạch sẽ.
Hút thuốc
Không nhiều người biết rằng hút thuốc lá có thể gây tổn hại thính giác của bạn. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, người nghiện thuốc lá có khả năng lớn hơn 1,3 lần để nguy cơ mất thính lực ở tuổi già. Điều này xảy ra bởi vì các hóa chất trong thuốc lá có thể làm tổn hại đến sức khỏe của các mạch máu trong hệ thống thính giác của bạn.
Tham khảo thuốc: Neomycin Neomycin có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây nên các nhiễm khuẩn ngoài da. |
Tiến Khê
Theo GDVN