Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Hệ lụy và giải pháp xử lý

14:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển, thậm chí còn là căn nguyên của nhiều bệnh khác.

Những hệ lụy của rối loạn tiêu hóa

Theo Thanh niên, hậu quả thường gặp nhất do rối loạn tiêu hóa gây ra là tình trạng kém hấp thu và suy dinh dưỡng ở trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể trẻ gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính…

-1

(Ảnh minh họa)

Nguy hiểm hơn, rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn tới nguy cơ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được  bù nước và chất điện giải kịp thời.

Ngoài ra, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho  trẻ mệt mỏi, biếng ăn... ; Cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung nên trẻ học kém hơn, chỉ số trí tuệ MDI cũng thấp hơn so với những trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa, sức khỏe bị suy kiệt cũng khiến trẻ không muốn vận động, chơi đùa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm chạp, tính cách lập di, thậm chí trẻ có thể bị trầm cảm hoặc tự kỷ.

Giải pháp ngừa rối loạn tiêu hoá cho trẻ

Dưới đây là một số mẹo vặt giúp mẹ ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé:

1. Theo Vnexpress, ăn uống lành mạnh, nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, có đạm tốt cho sức khỏe.

2. Cho trẻ ăn đúng cách, theo đúng thời điểm. Các loại thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

3. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Tạo thói quen cho trẻ giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay sạch trước khi ăn.

5. Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng một lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra, trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa.

6. Đối với học sinh, trẻ hiếu động thì những rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp. Do đó, mẹ cần bổ sung men vi sinh cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ được tốt hơn. Điều này càng cần thiết với các bé đang điều trị kháng sinh, bởi kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tham khảo thuốc: Thuốc Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá nhờ bổ sung đa dạng các chủng vi khuẩn có lợi, giúp ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tăng cường khả năng hấp thu: Bổ sung acid amin, vitamin nhóm B, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất.

Kích thích ăn ngon: Cung cấp kẽm, lysin, taurin và các khoáng chất cần thiết kích thích vị giác giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cảnh giác với những loại thuốc có thể gây trướng bụng
-3 Giúp bé hoàn thiện hệ tiêu hóa giai đoạn đầu đời
-4 Đồ chơi và những tác động đến trẻ
-5 Cách chăm sóc bé sau sinh

Theo GDVN

Comments