Rong kinh: Phòng ngừa, biến chứng

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Chứng rong kinh ở phụ nữ có thể gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy, cần chú ý đến những vấn đề sức khỏe để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Rong kinh là từ ngữ thông thường dùng để chỉ tình trạng chảy máu nhiều hơn hay ngoài thời kỳ kinh nguyệt bình thường. Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu có thể ít, tb,nhiều hơn bình thường tùy theo thể: cường kinh, thiểu kinh do thiểu Estrogen (bình thường khoảng 50 - 80 ml/ chu kỳ) - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết.

Phòng ngừa rong kinh

Theo Sức khỏe & đời sống, nếu bạn bị rong kinh ở tình trạng nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nếu máu ra nhiều bạn có thể sử dụng viên thuốc ngừa thai để trị hiện tượng rong kinh, tuy nhiên việc sử dụng viên thuốc ngừa thai cũng mang lại ít nhiều hậu quả nên trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, hãy áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

Đối với những phụ nữ trên 18 tuổi có quan hệ tình dục thường xuyên, hãy chịu khó khám phụ khoa theo đúng định kì. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài và những biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu rong kinh mất máu cấp tính thì phải vào viện cấp cứu.

Điều trị rong kinh

1. Điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc thuốc cầm máu, thuốc nội tiết, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc chống viêm nhiễm và phòng chống thiếu máu

-1

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp phát hiện các tổn thương phải can thiệp hoặc điều trị nội khoa thất bại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ: U xơ tử cung, Polip tử cung, u nang buồng trứng…

Biến chứng rong kinh

1.Thiếu máu thiếu sắt

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếụ Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…

2. Đau bụng

Kinh nguyệt nhiều thường đi kèm với đau bụng kinh. Mặc dù phần lớn phụ nữ chọn cách điều trị đau bụng kinh do rong kinh tại nhà, số còn lại có thể đau nặng hơn và cần đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc hoặc làm thủ thuật ngoại khoa.

3. Hiếm muộn

Nhiều bệnh có thể gây kinh nguyệt không đều, bao gồm kinh nguyệt nhiều, bất thường buồng trứng, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, là các yếu tố chính góp phần gây vô sinh nữ. Kinh nguyệt không đều do nguyên nhân này làm khó có thai hơn.

4. Hội chứng sốc ngộ độc

Không thay băng vệ sinh sau hơn 8 giờ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và hội chứng sốc ngộ độc, hiếm gặp nhưng bệnh có thể đe dọa tính mạng do vi khuẩn dính trong băng vệ sinh và sinh độc chất. Các triệu chứng bao gồm sốt rất cao, ỉa chảy, đau họng và rất yếu. Ban trợt thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân. Huyết áp có thể hạ tới mức nguy hiểm.

Tham khảo thuốc:

Tobicom Caps: Nhức mỏi mắt, viêm giác mạc, đau nhức mắt, giảm thị lực trong thời kỳ cho con bú, quáng gà, bổ sung dưỡng chất khi suy yếu thị lực.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Nguyên nhân gây chậm kinh
-3 Đau bụng kinh và những điều cần biết
-4 Cách tiệt trùng bình sữa cho trẻ
-5 Những thực phẩm màu đỏ tốt cho sức khỏe

Theo GDVN

Comments