Sẹo ở trẻ và cách xử trí

12:51 11/02/2014

(Giúp bạn)Không ít phụ huynh lo lắng khi thấy làn da mong manh của trẻ bị tổn thương, họ sợ trẻ sẽ bị những vết sẹo lâu dài.

  • 1
    Các loại sẹo và nguyên nhân 
     
    Sẹo lõm do viêm nhiễm: mụn bọc, nhọt, u nang, thủy đậu. 
     
    Sẹo lõm do chấn thương: tổn thương mạnh và sâu, làm mất đi lớp da phía trên, lớp cơ, mô mỡ và các cấu trúc bên dưới da. Lớp da mới hình thành sẽ không có lớp mô đệm bên dưới và lõm xuống. 
     
    Sẹo lồi: do sự tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương da, đặc biệt ở những người có cơ địa sẹo lồi. 
     
    Sẹo co rút: do diện tích da tổn thương rộng lớn, khi lành da sẽ bị co rút có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu ở vị trí các khớp. 
     
    Sẹo mất sắc tố: thường gặp ở những người điều trị nám da, nốt ruồi hoặc mụn thịt bằng phương pháp laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúc bề mặt da mà còn tiêu hủy sắc tố melanin ở vùng sẹo.

    seo-o-tre-va-cach-xu-tri-1
    Những công trường đang thi công xây dựng là nguy cơ tai nạn cho các em nhỏ trong khi vui chơi
  •  Rạn da: do tăng cân quá nhanh, da quá khô hoặc tăng tiết estrogen trong thời kỳ mang thai đã phá vỡ lớp mô đệm collagen và elastin, hình thành các vết sẹo rạn da ở những vùng da mỏng yếu. Các vết rạn có màu đỏ tía lúc đầu, sau chuyển sang màu trắng. 
     
    Nhiều người rất mặc cảm và tự ti với những người xung quanh vì những vết sẹo "không mời mà đến". Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân gây sẹo cũng như những phương pháp điều trị sẹo hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng các vết sẹo.
  • 2
    Sẹo ở trẻ rất khó mất hẳn 
     
    Da của trẻ em có lớp thượng bì còn mỏng, mềm mại với nhiều mao mạch; lớp sừng, các sợi cơ, sợi đàn hồi, nang lông, các tuyến bã nhờn chưa phát triển hoàn chỉnh. Tuyến mồ hôi đã phát triển nhưng chưa hoạt động, hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên việc điều hòa nhiệt kém.
     
    Chức năng bảo vệ của da trẻ em còn yếu so với người lớn nên da trẻ rất dễ bị tổn thương, dễ viêm nhiễm và để lại các vết sẹo, có thể mờ dần theo thời gian nhưng không bao giờ mất hẳn. 
     
    Nên giữ vệ sinh kỹ các vết thương ngoài da và áp dụng cho các bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ để sẹo chóng liền da. Không được tự ý bôi kem chống sẹo hoặc dùng những biện pháp can thiệp hay không can thiệp khác để điều trị sẹo cho trẻ em, đặc biệt đối với các em dưới 5 tuổi vì các bé có cấu trúc da chưa phát triển hoàn chỉnh.
     
    Vết thương ngoài da của bé cần được điều trị tích cực, chóng lành sẽ không để lại sẹo xấu. 
     

    Khi vết thương đã hết viêm nhiễm và liền sẹo, phụ huynh nên đưa các cháu đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chăm sóc không can thiệp hoặc có thể can thiệp chống sẹo khi cần thiết.

Comments