Sự phát triển các giác quan của bé 1 - 2 năm tuổi

13:40 11/02/2014

(Giúp bạn)Bé khoảng 1 – 2 năm tuổi phát triển rất nhanh, cũng như hiểu về thế giới xung quanh mình. Giai đoạn này, bé sẽ thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm mọi thứ, và tất cả đều là những cảm giác hết sức mới mẻ với bé. Hôm nay các mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về các giác quan của bé nhé.

  • 1

    Nhìn

    Giữa giai đoạn 1 và 2 tuổi, thị lực của bé sẽ tiếp tục phát triển. Khi được 2 tuổi, các bé chập chững biết đi sẽ nhận ra rất nhiều chi tiết và nhận thức cũng được phát triển. Vai trò của bạn là cung cấp những thông tin hình ảnh nhẹ nhàng, kích thích thị giác cho bé như những quyển sách tranh, những món đồ chơi nhiều màu sắc và… những bé cùng tuổi con bạn để các bé có thể nhìn và học lẫn nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bé yêu thường xuyên ra ngoài, như đưa bé ra công viên “an toàn” và “xanh”, các cửa hàng và nhà bạn bè của bạn, tất cả những nơi này đều là những điểm tham quan mang lại nhiều thông tin thú vị cho bé.

  • 2

    Nghe

    Cho dù bé yêu nhà bạn phát âm từ gì đầu tiên thì bé cũng đã hiểu rất nhiều thứ được nói với bé trước đó. Ở tuổi này bé đã có thể phản hồi một số yêu cầu đơn giản như “lăn quả banh đến cho mẹ” và hoàn toàn biết tên của các vật dụng quen thuộc và tên của các thành viên. Vào khoảng 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể chỉ ra một số bộ phận cơ thể mặc dù bé vẫn chưa thể nói cho bạn biết các tên khác nhau của các bộ phận đó. Điều này cho thấy khả năng nghe của bé nhà bạn là tốt và kỹ năng ngôn ngữ của bé đang phát triển. Mặc dù các bé ở tuổi này sẽ nói càng lúc càng nhiều, nhưng nhiều bé vẫn bày tỏ những mong muốn và ý tưởng của bé bằng những cử chỉ không lời. Bé thích tận hưởng những thú vui của việc nghe như nghe những bài hát thiếu nhi, cười và la hét với bạn bè trong công viên hoặc khi được bạn đọc cho nghe những câu chuyện cổ tích trước khi ngủ.


    su-phat-trien-cac-giac-quan-cua-be-1-2-nam-tuoi-1

    Bé ở tuổi này rất thích được nghe kể chuyện.

  • 3

    Nếm và ngửi

    Với những kỹ năng mới tìm được, các bé sẽ nói cho cha mẹ biết những vị gì mà bé thích và không thích. Nếu bé không thích một món ăn, bé sẽ không chịu ăn món đó. Nhưng bạn đừng vội nản lòng khi bé không thích một món ăn mà bạn cho bé ăn lần đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy thường sẽ mất nhiều lần thử mới có thể khiến bé chấp nhận một món ăn mới. Bạn nên tiếp tục với nhiều cách chế biến khác nhau của các món ăn và cho bé thử. Một ngày đẹp trời nào đó, bé sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên cho mà xem. Bạn cũng nên giúp bé “gắn nhãn” cho các mùi và vị bằng cách dùng các từ mô tả trong suốt bữa ăn hoặc các chuyến đi ăn ngoài nhà hàng.

  • 4

    Chạm

    Mặc dù trẻ chập chững đi có vẻ quá bận rộn để thưởng thức một cái ôm hay cái “mi”, nhưng những tình cảm như thế vẫn là một phần hết sức cần thiết trong cuộc đời của trẻ. Bé nhà bạn vẫn đang trải nghiệm và “hiểu biết” nhiều hơn nhưng vẫn rất cần cảm giác được yêu và an toàn. Do vậy bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để thể hiện điều này nhé! Vì bé ở tuổi này rất thích khám phá mọi thứ, nên bạn đừng quên kiểm tra nhà bạn đã an toàn cho trẻ hay chưa. Hãy kiểm tra mọi thứ xung quanh các phòng từ góc nhìn của một đứa trẻ chập chững biết đi và cất hết những thứ không an toàn khỏi tầm tay của bé. Sau khi đã chắc chắn sự an toàn trong nhà, bạn có thể khuyến khích trẻ chạm tay vào mọi thứ và “học hỏi” càng nhiều càng tốt.


    su-phat-trien-cac-giac-quan-cua-be-1-2-nam-tuoi-2

    Hãy bảo đảm nhà bạn đã an toàn cho “hành trình khám phá” của bé.

    Bé chập chững đi cũng bắt đầu biết dùng tay để bày tỏ sự thất vọng hoặc thu hút sự chú ý, do vậy bạn cũng đừng lấy làm ngạc nhiên khi bé yêu nhà bạn bắt đầu biết dùng “nắm đấm”. Mặc dù điều này rất thông dụng, nhưng bạn cần dạy bé rằng tay không phải để dùng cho “nắm đấm”. Ban đầu, bạn chỉ cần tìm cách “đánh lạc hướng” bé mà thôi, tuy nhiên nếu bé có dấu hiệu lạm dụng hành vi này thì bạn cần ngăn chặn bằng cách sử dụng biện pháp “cấm túc”.

  • 5

    Khi nào bạn cần đặc biệt chú ý?

    Bạn cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện mắt bé có các vấn đề sau:

    • Mắt “lệch pha” hoặc không di chuyển cùng nhau
    • Không thấy hoặc nhận ra người hay vật từ xa
    • Liên tục chảy nước mắt, dịch, đóng vẩy hoặc bị mắt đỏ
    • Thường xuyên nheo mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
    • Mi mắt rũ xuống
    • Dụi mắt quá nhiều

    Trục trặc thính lực có thể nhận thấy rõ ràng hơn. Một số trẻ biết nói sớm hơn những trẻ khác, nhưng có những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể hiểu những hướng dẫn đơn giản dù trẻ vẫn chưa nói được nhiều từ.

    Đừng ngần ngại nói với bác sĩ bất kỳ vấn đề gì khiến bạn cảm thấy lo lắng, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy trẻ không bập bẹ hay phản hồi lại lời nói của bạn. Viêm tai đôi khi có thể tiết dịch quá nhiều gây ảnh hưởng đến thính giác bình thường của trẻ. Các xét nghiệm đặc biệt có thể kiểm tra vấn đề mất thính giác ở mọi lứa tuổi.

    Cha mẹ có thể cảm thấy lo lắng hoặc thất vọng với hành vi của trẻ, vì trẻ thích chạm và khám phá mọi thứ. Các bé rất bận rộn và tò mò một cách tự nhiên, vì thế điều quan trọng là bạn cần bảo đảm nhà bạn là một môi trường an toàn để trẻ khám phá thế giới. Nếu bạn không chắc làm thế nào để hướng dẫn hành vi cho bé, hãy hỏi bác sĩ.

Comments