Thực phẩm không nên dùng cho trẻ bị hen phế quả
(Giúp bạn)Hen phế quản có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng ở môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn... Do đó, ngoài việc phòng tránh những yếu tố có thể gây dị ứng, luyện tập để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh.
- 1Nên kiêng cữ:
Những thức ăn có thể gây dị ứng đối với cơ địa riêng của mỗi người. Cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3. Người ta nhận thấy việc thiếu vitamin C phối hợp với điều kiện không khí ô nhiểm làm gia tăng những trường hợp bệnh suyển, đặc biệt là đối với trẻ em.Một số nghiên cứu thấy ở những người bệnh suyển, lượng vitamin C trong cơ thể thường ít hơn 50% so với những người bình thường. Vitamin C tự nhiên có nhiều trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt và rau xanh như rau dền, rau diếp … Rau quả xanh cũng có nhiều magnesium. Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản. Ngoài ra các nhà khoa học cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa những acid béo Omega 3 như các loại cá, các loại quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh... Ngoài việc tăng cường sức miển dịch và một số lợi ích khác, những loại acid béo Omega 3 là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp.
- 2Bài thuốc khuyên dùng:Đẳng sâm 15 g, bạch truật 10 g, phục linh 10 g, ngũ vị tử 10 g, sơn thù 10 g, tô tử 6 g, long cốt 20 g, mẫu lệ 20 g, cam thảo 6 g. Dùng 1,2 lít nước, cho long cốt và mẫu lệ vào sắc trước, sau 20 phút mới cho các vị thuốc còn lại vào, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, Nấu với 1 lít nước, sắc còn 450 ml, chia ra 3 phần, uống vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, lúc đang đói.Bài thuốc có tên "Bổ hư định suyễn thang". Thích ứng với trường hợp hen phế quản thuộc chứng "hư" (suy nhược), theo phân loại của Đông y học. Với các biểu hiện: Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn hen kéo dài, suyễn thở, người mệt mỏi, tiếng nói yếu ớt, hễ cử động là bệnh phát thêm nặng; môi và móng tay tím tái, chất lưỡi tối, mạch nhược (yếu).