Tiêm vắc xin sởi: Trẻ 9 tháng phải được tiêm và trường hợp hoãn tiêm

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm đến khi khỏi có thể tiêm được. Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin, không nên tiêm cho phụ nữ có thai.

Trẻ em 9 tháng tuổi phải được tiêm ngay vắc xin sởi

Sức khỏe cộng đồng cho biết, bộ Y tế vừa có công điện số 53/CĐ/BYT gửi UBND các tỉnh thành yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi. Công điện nêu rõ, các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sởi năm 2014 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 4554 /QĐ-BYT ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đạt các mục tiêu kế hoạch đã đề ra nhằm tiến tới loại trừ bệnh sởi ở Việt Nam; tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa đông - xuân theo các nội dung tại Công văn số 7540 /BYT-DP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế.

Giám sát chặt chẽ các trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, triển khai xử lý ổ dịch triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị chỉ đạo việc thực hiện tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng, đảm bảo tất cả các trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vắc xin sởi, tránh tình trạng bị mắc bệnh sởi do tiêm vắc xin muộn, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, đạt tỷ lệ trên 95% ở quy mô xã, phường; thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét vắc xin sởi, đặc biệt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện.

Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi; thực hiện tốt việc phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

-1

(Ảnh minh họa)

Bộ cũng yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng chống dịch bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng sởi, chú ý vào việc tiêm đúng lịch, đủ mũi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.

Rà soát trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch bệnh tại địa phương, làm rõ những đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt công tác sẵn sàng phòng chống dịch bệnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Y tế để có biện pháp xử lý phù hợp.

Cũng theo Dân việt, tuổi mắc bệnh sởi thông thường của trẻ là từ sau 6 tháng do dưới 6 tháng tuổi, con vẫn còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nếu bú mẹ sẽ bảo vệ cho con, tuy nhiên trong các trường hợp mắc bệnh gần đây, số trẻ mắc bệnh trong tuổi bú mẹ khá nhiều, có thể do mẹ chưa tiêm phòng sởi, chưa có đáp ứng miễn dịch với sởi nên vẫn chưa có kháng thể bảo vệ con.

Mặc dù tuổi tiêm vắc xin sởi là 9 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ bú sữa mẹ, và trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình Tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.

Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi do kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

Sau tiêm vắc xin trẻ có thể bị nhiễm sởi nhưng ở mức độ nhẹ và thường không gây lây nhiễm. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra.

Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm

Khi khỏi có thể tiêm được

- Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin

- Không nên tiêm cho phụ nữ có thai

- Không tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắc xin sởi.

Khi tiêm vắc xin sởi, nếu vì lý do nào đó (như trẻ quấy đạp) làm thuốc tiêm vào không đủ liều cũng không được tiêm lại bù mà phải đợi đến mũi vắc xin thời điểm kế tiếp.

Nếu đã tiếp xúc với nguồn bệnh có virus sởi, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Vẻ ngoài nói gì về tình trạng sức khỏe của bạn?
-3 Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
-4 Bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật
-5 Bà bầu có được uống thuốc Clonazepam không?

Theo GDVN

Comments