Trẻ dễ bị bệnh khớp khi mẹ quấn tã chặt
(Giúp bạn)Việc quấn tã chặt được cho là có tác dụng giúp bé khỏi giật mình, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy việc ép khớp háng của bé phải duỗi thẳng có thể khiến chân bé bị lệch trục.
Trẻ bị quấn tã chặt dễ bị loạn sản khớp háng
Theo Vnexpress, Giáo sư Nicholas Clarke, Bệnh viện ĐH Southampton (Anh) cho biết, những đứa trẻ bị quấn tã chặt dễ bị loạn sản khớp háng (DDH) - một rối loạn bẩm sinh rất phổ biến ở trẻ làm gia tăng nguy cơ phải thay khớp háng khi đến tuổi trung niên hoặc bị thoái hóa khớp khởi phát muộn.
Theo giáo sư Clarke, cha mẹ nên đảm bảo tã lót đủ rộng để bé có thể co duỗi chân thoải mái trong 6 tháng đầu đời. "Để khớp háng phát triển bình thường, hai chân của trẻ cần được để ở tư thế gấp ra ngoài ở khớp háng. Tư thế này cho phép khớp háng phát triển tự nhiên. Không nên quấn chặt để bắt chân của trẻ phải duỗi thẳng và ép sát vào nhau", ông Clarke chia sẻ trên tạp chí Archives of Disease in Childhood.
Hai chân của trẻ cần được để ở tư thế gấp ra ngoài ở khớp háng (Ảnh minh họa)
Cũng theo Dân trí, các bậc cha mẹ nên đảm bảo là tã lót đủ rộng để bé có thể co duỗi chân thoải mái trong 6 tháng đầu đời, GS Clarke nói. Quấn tã hoặc quấn chăn bó chặt cả tay chân em bé đã từng rất phổ biến trước đây nhưng gần đây đã dần bị loại bỏ ở nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên cách làm này lại tăng 61% ở Anh trong những năm 2010 – 2011, còn ở Bắc Mỹ hiện nay cứ 10 trẻ thì có 9 trẻ bị quấn tã. Việc quấn tã chặt được cho là có tác dụng trấn an em bé, làm em bé ngủ ngon hơn và đỡ quấy khóc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy việc ép khớp háng của bé phải duỗi thẳng và hướng ra trước có thể khiến chân bé bị lệch trục.
Tỷ lệ trật khớp háng Nhật đã giảm một nửa sau khi có chương trình giáo dục khuyến khích các bà không quấn tã chặt cho cháu. Trong bài báo trên tạp chí Archives of Disease in Childhood , GS Clarke viết “Để khớp háng phát triển bình thường, hai chân của trẻ cần được để ở tư thế gấp ra ngoài ở khớp háng. Tư thế này cho phép khớp háng phát triển tự nhiên.
Không nên quấn chặt để bắt chân của trẻ phải duỗi thẳng và ép sát vào nhau”. Loạn dưỡng khớp háng là một trong những rối loạn bẩm sinh hay gặp nhất và thường tự hết, nhưng việc quấn tã quá chặt có thể làm chậm quá trình này.
Tiến Khê
Theo GDVN