Trẻ đi nhón gót cẩn thận chân bất thường
(Giúp bạn)Dáng đi nhón gót có liên quan đến sự căng thẳng của cơ, lúc cột sống hoặc não bị tổn thương cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.
Trẻ đi nhón gót
Trả lời trên Phụ nữ Online, BS Doãn Thị Huyền Trân, (Khoa Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115) cho biết., lúc bắt đầu tập đi, xu hướng của các bé là đi nhón gót chân. Đây là chuyện bình thường. Về nguyên tắc, khi bé đã qua hai tuổi và từ ba tuổi trở lên, bé phải đi bằng cả bàn chân.
Nếu bé đã ba tuổi mà vẫn đi bằng các đầu ngón chân như vậy, gia đình nên đưa bé đến khám chuyên khoa chỉnh hình nhi. Có thể, bé đang gặp những bất thường: gân gót chân ngắn quá, do đó bé bị kéo căng chân khi bước đi, khiến bé phải nhón gót để bước chân đủ độ dài so với bàn chân bên kia; hoặc bé có bất thường ở vùng khớp háng, chân này ngắn hơn so với chân còn lại, nên bé phải tự điều chỉnh bằng cách nhón gót.
Nếu được phát hiện kịp thời, bé có thể mang giày chuyên dụng, giữ lòng bàn chân ở vị trí cần thiết. Không kịp thời điều chỉnh các bất thường này, dần dần cấu trúc xương bàn chân bé sẽ bị biến dạng, bị cong vẹo, cơ cẳng chân không được kéo giãn ra. Tật này càng để lâu càng khó chữa, đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật phức tạp.
Não có thể có tổn thương
Cũng theo Vnexpress, dáng đi nhón chân là 2 chân hay nhón lên, đi bằng mũi chân chứ không đi bằng lòng bàn chân. Dáng đi này có liên quan đến sự căng thẳng của cơ, lúc cột sống hoặc não bị tổn thương cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.
Thông thường, những đứa trẻ vừa mới biết đi đa phần sẽ xuất hiện dáng đi này. Bạn không cần lo lắng nhiều, nhưng nếu thấy trẻ cứ đi mãi kiểu này hãy đưa trẻ đến khoa nhi chẩn đoán để tiến hành những kiểm tra cần thiết.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN