Trẻ em có bị viêm khớp và mức độ nguy hiểm
(Giúp bạn)Đối tượng trẻ em khi bị bệnh viêm khớp thường là do yếu tố tự miễn không phải do vi khuẩn gây nên và cũng có yếu tố di truyền từ phía gia đình.
Trẻ em có bị viêm khớp không?
Theo Sức khỏe cộng đồng, trẻ em bị viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi từ 3-16 tuổi và để lại nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe cho trẻ. Nhiều trẻ có thể bị dị tật suốt đời để lại gánh nặng cho bản thân trẻ và gia đình, xã hội.
Trong đó bệnh viêm khớp có thể gây teo cơ, cứng khớp, viêm mống mắt…thông thường bệnh viêm khớp sẽ khiến chân bị sưng đau, trẻ có thể sẽ phải đi tập tễnh.
Khi trẻ bị viêm đa khớp trẻ có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, các khớp sưng đau khiến trẻ bị đau đớn, bệnh thường tiến triển từ từ dần dẫn đến dính khớp và biến dạng các khớp, khiến cho cơ teo nhiều. Bệnh thường tiến triển lâu dài, tăng dần đưa đến dính và biến dạng các khớp, teo cơ nhiều, một số trường hợp nặng dần rồi tử vong vì các biến chứng suy tim, suy thận do nhiễm tinh bột.
(Ảnh minh họa)
Khi trẻ mắc bệnh, tốt nhất là kiểm soát để không vị viêm các khớp xung quanh và gây thêm những biến chứng nặng nề cho trẻ. Cùng với đó phải vết hợp song song giữa thuốc và vật lý trị liệu, bên cạnh đó, sự chăm sóc quan tâm chăm sóc cũng là liều thuốc tinh thần giúp trẻ nhanh hồi phục, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như luyện tập để tránh những tổn thương cũng như dị tật sau này.
Mức độ nguy hiểm
Cũng theo BS Võ Quang Đình Nam, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM trả lời trên Phụ nữ Online cho biết, viêm khớp phản ứng hay còn gọi là viêm khớp thoáng qua (VKTQ). Bé thường có biểu hiện đau khớp và hạn chế vận động vừa phải, có nghĩa là bé có thể đi lại được.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng VKTQ và thường rất khó để nhận biết: Có thể do viêm họng hoặc viêm bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể; do phản ứng với một chất nào trong thức ăn… VKTQ hoàn toàn không do tổn thương tại khớp.
VKTQ thường kéo dài 2-3 ngày rồi tự khỏi và không lặp lại. Nếu bé đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen, và khuyên bé đừng chạy nhảy. VKTQ ít gặp ở trẻ lứa tuổi 12 tháng song không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu triệu chứng đau và đi khập khiễng kéo dài 2-3 tuần thì nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm.
Cần phân biệt VKTQ với viêm khớp nhiễm trùng. Viêm khớp nhiễm trùng thường có biểu hiện sưng nóng đau nhiều, đặc biệt là có hội chứng nhiễm trùng với sốt cao.
Hoặc hiện tượng bé đau ở gối kéo dài chỉ vài phút và 1 lần trong ngày, không kèm theo sưng, sốt, sau đó vận động bình thường thì đó là đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng thường bắt đầu ở lứa tuổi 2-3 năm, thường đau về đêm và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Đau tăng trưởng được cho là do rối loạn phát triển lành tính cơ xương khớp ở trẻ em chứ không phải do trẻ bị thiếu chất. Cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh các rối loạn phát triển này tạo ra phản ứng đau thoáng qua. Đau tăng trưởng không ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên đôi khi trẻ đau nhiều làm cha mẹ lo lắng. Nếu đau nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ thì có thể cho trẻ uống thuốc giảm triệu chứng đau là paracetamol.
Một số phụ huynh thường cho rằng khi trẻ đùa giỡn nhiều thì về nhà than đau chân, nhưng đừng vì thế mà hạn chế sự vận động của trẻ. Hãy cứ để trẻ được ăn uống, hoạt động thể dục thể thao bình thường.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. |
Tú Liên
Theo GDVN