Trẻ em không nên dùng thuốc kháng sinh cephalexin

14:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Cephalexin chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn mà không thể điều trị nhiễm virut như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.

Dùng kháng sinh cephalexin trị nhiễm khuẩn cần lưu ý

Theo Sức khỏe và đời sống, rất nhiều bệnh do vi khuẩn nhạy cảm gây ra (trừ các nhiễm khuẩn nặng) như: viêm phế quản cấp và mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn tai, mũi, họng; viêm đường tiết niệu; nhiễm khuẩn da; nhiễm khuẩn răng… đều có thể cần dùng tới kháng sinh cephalexin để điều trị.

Đây là kháng sinh dùng để uống và có các dạng như viên nang, siro, dịch treo… Trường hợp dùng siro và dịch treo đã pha nước vẫn giữ được hiệu lực trong 10 ngày nếu bảo quản ở nơi mát (để trong tủ lạnh sẽ tốt hơn). Tuy nhiên khi siro đã pha (có thể pha loãng với nước), sau đó chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày.

-1

Thuốc kháng sinh cephalexin không nên dùng cho trẻ em (Ảnh minh họa)

Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Thường gặp nhất là tiêu chảy, buồn nôn. Ngoài ra, một số người còn bị nổi ban, mày đay, ngứa hoặc đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc hay hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù Quincke…

Các trường hợp sau này ít và hiếm gặp hơn nhưng người bệnh cần đề phòng, vì đây là những tai biến nặng do thuốc.

Để dùng thuốc được an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Theo thông tin trên chuyên trang y học Benh.vn cho biết, không sử dụng thuốc này nếu bị dị ứng cephalexin, hoặc kháng sinh cephalosporin khác, chẳng hạn như:

Cefaclor (Ceclor), Cefadroxil (Duricef), Cefdinir (Omnicef), Cefditoren (Spectracef), Cefixime (SUPRAX), Cefprozil (Cefzil), Ceftazidime (Fortaz) hoặc cefuroxime (Ceftin).

Trước khi sử dụng cephalexin, hãy nói cho bác sĩ nếu bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc (đặc biệt là các kháng sinh penicilin), hoặc nếu có: Bệnh thận, bệnh gan, dạ dày hoặc rối loạn đường ruột như viêm đại tràng, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng.

Nếu có bất cứ điều kiện, có thể cần điều chỉnh liều lượng hoặc các xét nghiệm đặc biệt một cách an toàn cho cephalexin.

Hình thức dịch cephalexin có thể chứa đường. Điều này có thể ảnh hưởng đến nếu có bệnh tiểu đường. Cephalexin có lẽ không có hại cho thai nhi. Báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc dự định có thai trong thời gian điều trị. Cephalexin có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Không sử dụng thuốc này mà không nói với bác sĩ nếu đang cho con bú.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cẩn trọng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
-3 Những lý do khiến chị em thấy đau ở "vùng kín"
-4 Có nên dùng kháng sinh khi bị rối loạn tiêu hóa?
-5 Thịt cóc có thật sự chữa được bệnh còi xương không?

Theo GDVN

Comments