Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

Nguyên nhân trẻ thở khò khè

Theo Sức khỏe và Đời sống, các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), …  Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cách xử lý

Trả lời trên Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trước 2 tháng tuổi bé bú bình thường, gần đây có các dấu hiệu bú kém, khó thở, khò khè trong cổ họng, lúc thì rít lên như tắc họng… làm ảnh hưởng đến việc bú mẹ, chứng tỏ con bạn có vấn đề về đường hô hấp.

Các bệnh thường hay xảy ra với bé có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, ngạt mũi... làm bé không thở được khi bú, kết hợp khi sữa mẹ về nhiều bé bú không kịp nên càng bị sặc. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra lại xem bé có bị tưa miệng không, vì khi bị tưa bé cũng hay chán ăn.

Nếu bé khò khè với tiếng thở do tắc mũi vì cảm, ho, bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Về cách chăm sóc dinh dưỡng: Cho con bú mẹ đúng cách như nâng đầu bé cao lên một chút, bế bé áp bụng vào bụng mẹ, bé ngậm sâu quầng đen núm vú. Trong khi cho bú, mẹ một tay ôm giữ lưng và mông con, một tay thì đỡ lấy bầu ti, hai ngón tay trỏ và giữa kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú để chặn bớt sữa khi sữa phun tia làm bé dễ sặc.

Nếu bé vẫn không bú được, trong thời gian này bạn nên vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa bón cho bé ít một, nhưng nhớ cho con bú mẹ ngay khi có thể để tránh hiện tượng bé bỏ bú mẹ.

Không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hay thuốc kháng viêm… vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi và tai - mũi - họng sớm để xác định rõ nguyên nhân nhằm can thiệp kịp thời cho bé.

Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Tăng cường khả năng hấp thu: Bổ sung acid amin, vitamin nhóm B, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất.

Kích thích ăn ngon: Cung cấp kẽm, lysin, taurin và các khoáng chất cần thiết kích thích vị giác giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.

Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Trị cước tay chân mùa đông
-2 Biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
-3 Cách sử dụng thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng
-4 Sơ cứu người bị ngộ độc thuốc ngủ

Theo GDVN

Comments