Triệu chứng bệnh loạn dưỡng cơ
(Giúp bạn)Nhiều triệu chứng đặc trưng thay đổi tùy theo dạng loạn dưỡng cơ. Mỗi dạng bệnh lại khác nhau về tuổi khởi phát, phần cơ thể bị ảnh hưởng chủ yếu và tốc độ tiến triển bệnh.
Triệu chứng loạn dưỡng cơ
Theo Sức khỏe & đời sống, các dấu hiệu bệnh thay đổi theo dạng loạn dưỡng cơ. Nhìn chung bao gồm:
+ Yếu cơ.
+ Mất điều vận rõ ràng.
+ Biến dạng dần, dẫn đến cứng khớp và mất vận động.
Nhiều dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng thay đổi tùy theo dạng loạn dưỡng cơ. Mỗi dạng bệnh lại khác nhau về tuổi khởi phát, phần cơ thể bị ảnh hưởng chủ yếu và tốc độ tiến triển bệnh.
1. Loạn dưỡng cơ Duchenne
Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ Duchenne bao gồm:
- Thường xuyên bị ngã.
- Cơ bắp chân to.
- Khó đứng dậy khi nằm hoặc ngồi.
- Cơ cẳng chân yếu gây khó khăn khi chạy và nhảy.
- Dáng đi lạch bạch.
- Chậm phát triển trí tuệ nhẹ trong một số trường hợp.
Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ Duchenne thường xuất hiện khi trẻ từ 2-5 tuổi. Vào cuối tuổi ấu thơ, phần lớn trẻ bị dạng loạn dưỡng cơ này không thể đi lại được. Đa số tử vong vào cuối tuổi vị thành niên hoặc ngoài 20 tuổi, thường do viêm phổi, yếu cơ hô hấp hoặc các biến chứng tim. Một số người bị loạn dưỡng cơ Duchenne có biểu hiện vẹo cột sống.
2. Loạn dưỡng cơ Becker
Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ Becker tương tự như loạn dưỡng cơ Duchenne. Các dấu hiệu và triệu chứng thường khởi phát muộn hơn, từ 2-16 tuổi và tiến triển của bệnh chậm hơn.
3. Loạn dưỡng cơ trương lực
Mất khả năng giãn cơ (tăng trương lực) là một triệu chứng chỉ gặp trong dạng loạn dưỡng cơ này. Dạng loạn dưỡng cơ này này có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh rất khác nhau về mức độ nặng. Cơ thường có cảm giác cứng sau khi vận động, như cầm nắm. Tiến triển của dạng loạn dưỡng cơ này này thường chậm. Ngoài tăng trương lực, những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ trương lực biểu hiện ở người lớn gồm:
+ Yếu các cơ xương ở cánh tay và cẳng chân, thường bắt đầu từ cơ chi xa nhất tính từ thân như cơ bàn chân, bàn tay, cẳng chân và cẳng tay.
+ Yếu các cơ đầu, cổ và mặt, làm cho mặt có vẻ ốm yếu, ủ rũ.
+ Yếu các cơ trơn đường hô hấp và thực quản. Cơ trơn đường hô hấp yếu làm giảm lượng oxy lấy vào và gây mệt mỏi. Các cơ thực quản yếu làm tăng nguy cơ nghẹn.
+ Ngất hoặc chóng mặt cho thấy bệnh cản trở dẫn truyền tín hiệu điện giúp duy trì nhịp tim bình thường.
+ Yếu các cơ trơn của các tạng rỗng như cơ đường tiêu hóa và tử cung. Tùy vào bộ phận cơ nào của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng mà bệnh nhân có thể bị nuốt khó, táo bón hoặc tiêu chảy. Thành tử cung bị yếu gây ra các biến chứng khi sinh đẻ.
+ Khó ngủ ngon buổi tối và buồn ngủ vào ban ngày, mất khả năng tập trung do tác động của bệnh lên não.+ Ðục thủy tinh thể.
+ Tiểu đường mức độ nhẹ.
Trẻ nhỏ hiếm khi bị dạng loạn dưỡng cơ này, và được gọi là loạn dưỡng cơ trương lực bẩm sinh. Dạng bệnh ở trẻ nhỏ nặng hơn mặc dù trẻ loạn dưỡng cơ trương lực không bị tăng trương lực cơ. Những dấu hiệu ở trẻ nhỏ gồm:
+ Yếu cơ nặng.
+ Khó bú và nuốt.
+ Khó thở.
4. Loạn dưỡng cơ gốc chi
Những cơ thường bị ảnh hưởng đầu tiên bởi dạng loạn dưỡng cơ này này gồm:
- Cơ đùi.
- Cơ vai.
Sau đó bệnh tiến xuống cánh tay và cẳng chân, mặc dù tiến triển chậm. Loạn dưỡng cơ gốc chi thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc những năm đầu tuổi trưởng thành.
5. Loạn dưỡng cơ mặt vai-cánh tay
Còn gọi là bệnh Landouzy-Dejerine, dạng này bao gồm yếu cơ tiến triển, gồm những nhóm cơ sau và thường theo thứ tự:
- Mặt.
- Vai.
- Bụng.
- Bàn chân.
- Cánh tay.
- Vùng chậu.
- Cẳng tay.
Khi một người bị loạn dưỡng cơ mặt vai-cánh tay ở cánh tay, xương bả vai có thể nhô ra như cánh. Tiến triển của dạng này thường chậm, với một đợt yếu cơ tăng nhanh. Bệnh thường khởi phát ở tuổi thiếu niên và những năm đầu tuổi trưởng thành.
6. Loạn dưỡng cơ bẩm sinh
Những dấu hiệu của loạn dưỡng cơ bẩm sinh có thể gồm:
- Yếu cơ nói chung.
- Biến dạng khớp.
Dạng này biểu hiện rõ ngay khi sinh và tiến triển chậm. Một dạng loạn dưỡng cơ này bẩm sinh nặng hơn gọi là loạn dưỡng cơ bẩm sinh Fukuyama có thể gây ra những vấn đề về nói và rối loạn tâm thần nặng, cũng như co giật.
7. Loạn dưỡng mắt - hầu
Dấu hiệu đầu tiên của dạng loạn dưỡng cơ này này thường xuất hiện ở mí mắt, sau đó là yếu các cơ mắt, cơ mặt và họng, gây nuốt khó. Tiến triển thường chậm. Triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi 40, 50 và 60.
8. Loạn dưỡng cơ Emery-Dreifuss
Dạng loạn dưỡng cơ này hiếm gặp này thường bắt ở các cơ của:
- Vai.
- Cánh tay.
- Cẳng chân.
Loạn dưỡng cơ Emery-Dreifuss thường bắt đầu từ tuổi thơ ấu tới những năm đầu tuổi thiếu niên và tiến triển chậm.
Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, việc chẩn đoán bệnh dựa trên các kết quả sinh thiết cơ và sự gia tăng creatine phosphokinase (CpK3). Trong một số trường hợp, thí nghiêm DNA tế bào máu có thể đủ yêu cầu.
Xét nghiệm vật lý (cơ) và lịch sử bệnh của bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ xác định loại loạn dưỡng cơ nào. Các nhóm cơ cụ thể bị tác động bởi những loại loạn dưỡng cơ khác nhau.
Biểu hiện thông thường là sự sụt giảm khối lượng cơ hay teo cơ, tuy nhiên vấn đề sẽ khó hơn nếu như một số loại loạn dưỡng cơ làm cơ to hơn và liên kết các mô với nhau trông chúng lớn hơn. Bệnh này gọi là giả phì đại cơ (pseudohypertrophy).
Tham khảo thuốc: Tobicom Caps: Nhức mỏi mắt, viêm giác mạc, đau nhức mắt, giảm thị lực trong thời kỳ cho con bú, quáng gà, bổ sung dưỡng chất khi suy yếu thị lực. |
Trà Mi
Theo GDVN