Trữ đông trứng: Cơ hội sinh con khỏe mạnh sau ung thư

14:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Trữ đông trứng để dùng cho biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) giúp những phụ nữ bị ung thư giữ lấy cơ hội có con của chính mình.

Trữ đông trứng để dùng cho biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Theo Phụ nữ Online, Bác sĩ (BS) sản khoa Suresh Nair (55 tuổi), người trực tiếp hỗ trợ quá trình trữ phôi cho cô gái tên Mary. Theo BS Suresh Nair, hầu hết nữ bệnh nhân ung thư đến tìm ông để yêu cầu được thực hiện biện pháp trữ đông trứng hoặc phôi đều cùng một tâm trạng là mong muốn mình vẫn có thể làm mẹ sau này.

Họ chấp nhận, kể cả tình huống xấu nhất là điều trị ung thư thất bại, họ không kịp gặp mặt con nhưng vẫn còn hy vọng để lại “núm ruột” của mình cho người thân, gia đình như một niềm an ủi.

-1

(Ảnh minh họa)

Theo BS Nair, đây cũng là cách để bệnh nhân có thêm điểm tựa tinh thần, vượt qua đau đớn trong quá trình điều trị ung thư.

Ở Singapore, quá trình trữ đông trứng và phôi không được cho phép thực hiện đại trà mà chỉ với những phụ nữ có nguy cơ khó thụ thai mới được xem xét.

Những người có bệnh lý rối loạn đông máu, suy các cơ quan… không thể thực hiện trữ trứng, bởi việc gây mê trong quá trình chọc hút trứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì thế, Bộ Y tế Singapore rất cân nhắc trong việc thay đổi chính sách, nới lỏng quy định tiến hành trữ trứng ở phụ nữ.

Trong khi đó, ở nhiều nước, việc trữ trứng khá phổ biến, không chỉ phục vụ cho bệnh nhân ung thư mà cho bất kỳ ai muốn yên tâm rằng mình không bị mất khả năng làm mẹ.

Cô Linn Kuo (34 tuổi), quản lý tại công ty Cisco System Taiwan Ltd, người đã gửi trứng vào Ngân hàng sinh sản Đài Loan cách đây ba năm, chia sẻ: “Tôi không biết rõ khi nào buồng trứng của mình bắt đầu suy giảm chức năng.

Nhưng tôi biết chắc chắn, mình có thể kết hôn muộn và tôi muốn được làm mẹ”. Lời chia sẻ thẳng thắn này cũng là tâm tư của không ít phụ nữ thời nay. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trữ trứng đang dần trở thành nhu cầu của những phụ nữ sẵn sàng kết hôn muộn hay với những trường hợp bất khả kháng, chưa thể thực hiện chức năng sinh sản.

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, thông thường, trứng đông lạnh phải được sử dụng trong vòng 10 năm. Việc đông lạnh trứng đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản, đặc biệt ở những người phụ nữ muốn tập trung vào sự nghiệp trước tiên và sau đó mới mong muốn có con.

Dù việc trữ trứng khó hơn trữ phôi do trứng rất mong manh, nhưng vì muốn “để dành” quyền làm mẹ của mình, nhiều phụ nữ vẫn chọn giải pháp này để lưu lại mầm sống cho tương lai. Ở Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhằm đối phó với tỷ lệ sinh ngày càng giảm, chính quyền các nước này khá “rộng cửa” đối với việc trữ đông trứng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B12

Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Thiếu magie dễ dẫn đến bệnh gì?
-3 Tránh bệnh phụ khoa khi trời nồm
-4 Cách giúp quần áo nhanh khô ngày nồm ẩm
-5 Động tác đơn giản đối phó nhức mỏi

Theo GDVN

Comments