Tuần thai thứ 12: Móng tay nhỏ xíu của bé đã phát triển

16:16 10/02/2014

(Giúp bạn)Ở tuần thai này, móng tay nhỏ xíu của bé đã bắt đầu phát triển. Dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé.

  • 1

    Sự phát triển của em bé

    Bạn đang đạt tới cột mốc quan trọng vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Em bé của bạn bây giờ nặng gần 30gram, dài khoảng gần 8cm (cỡ gần bằng một con tôm sú). Qua siêu âm, chúng ta có thể nghe rõ nhịp tim của bé. Giờ đây, tim đã đập nhanh hơn, lên đến 160 nhịp/phút. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu bác sĩ không muốn kiểm tra tim thai của bé. Đơn giản là họ không muốn bạn phải lo lắng không cần thiết.

    Bé đã có thể mở miệng của mình và ngọ nguậy các ngón tay, ngón chân. Móng tay nhỏ xíu đã bắt đầu phát triển. Dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, các tĩnh mạch và cơ quan có thể nhìn rõ qua lớp da vẫn còn rất mỏng, và thân mình bé đang tăng tốc để bắt kịp với đầu bé – bằng 1/3 cơ thể bé lúc này. Nếu bạn đang mang bầu bé gái, bé giờ đã có hơn 2 triệu quả trứng trong buồng trứng.

    Trong bộ não, tuyến tụy đã bắt đầu sản sinh ra một số hoóc môn. Các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tần số cao.

    Bộ máy tiêu hoá (ruột non) đã có khả năng tạo ra áp lực để đẩy thức ăn đi qua ruột và cũng có khả năng hấp thụ Glucozơ (đường). Thời điểm này, bé thường đạp và duỗi người. Hình dáng bên ngoài của bé cơ bản đã hoàn chỉnh: cằm và mũi đã định hình rõ trên khuôn mặt. Xương bắt đầu trở nên cứng cáp. Lúc này, bé đã có một số phản xạ tự nhiên.
     

    tuan-thai-thu-12-mong-tay-nho-xiu-cua-be-da-phat-trien-1

  • 2

    Sự thay đổi trong cơ thể của bạn

    Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ sảy thai của mẹ giờ đã thấp hơn nhiều so với hồi đầu thai kỳ. Lúc này, nhau thai đóng vai trò sản xuất các hoóc môn. Tuần này, bạn đã cảm thấy đỡ mệt mỏi và khó chịu hơn các tuần thai trước. Thậm chí, một số phụ nữ trông còn trẻ và đẹp hơn thường ngày do thể tích máu tăng, các hoóc môn sinh sản phối hợp với nhau để tiết nhiều dầu qua da hơn, làm cho làn da mịn màng, óng ả hơn.

    Tử cung của bạn đã quá lớn để có thể nằm hoàn toàn trong khung xương chậu, vì thế bạn sẽ cảm nhận thấy nó nằm ngay trên khung xương dưới bụng, nhờ đó cũng giảm bớt áp lực lên bàng quang của bạn. Một đường thẳng sắc tố được gọi là "linea nigra" xuất hiện trên bụng của bạn. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, nó sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh.

    Lúc này, ở vị trí dạ dày của bạn có thể trở nên to hơn bình thường, ngực cũng tấy hơn, đôi khi bạn còn cảm thấy ngứa. Cân nặng bắt đầu tăng. Mông, chân và cạnh sườn to dần lên. Đây là những biểu hiện thông thường khi mang thai nên bạn không nên lo lắng.

    Tuần tới sẽ đánh dấu sự khởi đầu của tam cá nguyệt thứ hai, đây là khoảng thời gian khá dễ chịu đối với nhiều thai phụ vì các triệu chứng ốm nghén cũng như mệt lả sẽ biến mất.

    Những tin tốt lành khác là: Nhiều cặp đôi nhận thấy ham muốn tình dục tăng cao đặc biệt trong thời gian này. Và dù thời điểm sinh nở còn xa, nhưng ngực mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, thứ chất lỏng cực kỳ giàu dinh dưỡng cho bé ngay khi bé chào đời.

  • 3

    Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này

    Bạn đã có thể trình bày với cơ quan về việc mang thai và các chế độ khi sinh nở ngay từ thời điểm này, hãy cho họ biết về thời gian mà bạn dự định sẽ nghỉ sinh và đi làm lại, các đề xuất khác về điều kiện làm việc, khối lượng công việc và đãi ngộ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ trình bày việc này sau khi đã xem xét kỹ chính sách lao động tại nơi mình sinh sống và của nơi công tác thôi nhé.

    Hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc, mọi nơi. Trao đổi với cấp trên về tình trạng sức khỏe của mình để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

    Nếu là lần đầu mang thai, bạn vẫn có thể mặc những trang phục thông thường. Nếu mang thai từ lần thứ hai trở đi, bạn có thể mặc quần áo rộng rãi hơn.

    Chứng ợ nóng có thể trở đi trở lại trong suốt thai kỳ do tác động của nội tiết tố lên hệ tiêu hóa và áp lực mà tử cung đang nở ra ép vào bao tử. Hãy thử bỏ qua chất béo, thực phẩm có tính axit hoặc nhiều gia vị là những thủ phạm điển hình gây ra chứng ợ nóng. Tránh ăn những thực phẩm này cũng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn sau bữa ăn.

    Ngoài ra, ăn nhiều bữa ăn nhỏ, thường xuyên và không nằm nghỉ ngay sau khi ăn để giảm bớt triệu chứng. Nếu quá khó khăn, bạn có thể dùng thuốc kháng axít với cacbonat canxi. Nhưng các mẹ nhớ hỏi bác sỹ trước khi lựa chọn loại thuốc sử dụng nhé! 

    tuan-thai-thu-12-mong-tay-nho-xiu-cua-be-da-phat-trien-2
  • 4

    Thăm khám y tế

    Bạn không phải thai phụ duy nhất đối mặt với tình trạng mọc lông không mong muốn ở mặt, bụng. Nhưng có một tin tốt lành là lông chân thường mọc chậm hơn trong suốt thai kỳ vì vậy bạn có thể sẽ ít phải tẩy lông hơn.

    Nhiễm trùng đường tiểu tương đối phổ biến trong thai kỳ, và cũng như các loại nhiễm trùng khác, nó có thể là một nguy cơ đối với sức khỏe của em bé. Nếu mẹ có những dấu hiệu kể trên, hoặc nếu mẹ thấy có máu trong nước tiểu, hãy đem mẫu nước tiểu đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

  • 5

    Mua sắm

    Đặt chân vào các cửa hàng dành cho em bé, bạn có thể bị choáng ngợp bởi rất nhiều các loại vật dụng và thiết bị. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn hãy tham khảo những bà mẹ có kinh nghiệm để có một danh sách các thứ không thể thiếu trong những tháng đầu sau sinh. Bạn có thể rút ra danh sách cần thiết nhất cho mình và có thể hỏi han người thân bạn bè để nhượng lại những món đồ họ không còn dùng nữa.

  • 6

    Mối quan hệ với chồng

    Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với chồng. Hãy cùng trò chuyện với bố và làm một bài tập nhỏ như sau: Bố và mẹ mỗi người viết ra hai danh sách với tiêu đề “Bà nội/ngoại luôn luôn…” và “Bà nội ngoại không bao giờ…”. Sau đó lại làm tương tự với “Ông nội (ngoại) luôn luôn/Ông nội (ngoại) không bao giờ”. Sau khi hoàn thành, nói về những điều bố mẹ đã viết ra và quyết định bố mẹ thấy hành vi nào của ông bà là hợp lý và có giá trị để có thể áp dụng cho việc nuôi dạy con sau này.

Comments