“Ví tiền điện tử” – Cẩn thận khi sử dụng

15:42 10/02/2014

(Giúp bạn)Được mệnh danh là “ví điện tử”, thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống hiện đại nhưng kèm theo đó là không ít rủi ro có thể khiến bạn bị “thủng ví”. Theo thống kê, hầu hết những rủi ro này đều do sự chủ quan của người dùng.

Những lưu ý trong bài viết này sẽ giúp “chiếc ví” của bạn được an toàn hơn khi sử dụng trong giao dịch thanh toán.

  • 1

    Cẩn trọng và cảnh giác khi quẹt thẻ

     Khi thanh toán bằng thẻ, hãy bảo đảm bạn có mặt tại nơi thẻ được quẹt và người quẹt thẻ cũng không quẹt hơn 1 lần, đồng thời cũng cần kiểm tra nội dung thanh toán trùng lắp và giá trị thanh toán trên hóa đơn trước khi ký xác nhận.

  • 2

    Đặc biệt cẩn thận với số CVV – Khi mua sắm trực tuyến, bạn thường được yêu cầu cung cấp số CVV. Đây là một dãy 3 con số ở đằng sau tấm thẻ tín dụng của bạn. Dãy số này nếu rơi vào tay kẻ xấu có thể tiềm ẩn rủi ro dẫn đến “ví tiền” của bạn bị sử dụng trái phép.

    vi-tien-dien-tu-can-than-khi-su-dung-1
    Thẻ của bạn phải được nhân viên giao dịch quẹt ngay trước mặt bạn.

  • 3

    Sử dụng thẻ tín dụng an toàn khi mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử

    Mua sắm trực tuyến luôn có các yếu tố rủi ro cao. Rủi ro nhất là bạn khó lòng biết được trang thương mại điện tử nào bảo mật số pin và CVV thẻ của bạn. Thông thường các trang mua sắm an toàn và bảo mật đều cung cấp các giải pháp mã hóa khi nhận các đơn đặt mua từ người sử dụng. Do vậy, bạn cần kiểm tra đơn hàng của bạn có đang sử dụng liên kết bảo mật (bắt đầu bằng https:// thay vì http://) hay không trước khi quyết định nhập thông tin “ví” để nhấn nút “thanh toán”.

  • 4

    Thẻ tín dụng trả trước

    So với thẻ tín dụng “dùng trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng trả trước có nhiều lợi ích hơn. Xếp hàng đầu là vấn đề bảo mật khi mua sắm và sử dụng “ví điện tử” mà không sợ bị “móc ví”. Thẻ tín dụng trả trước cho phép bạn chỉ bỏ một khoản tiền nhỏ vào thẻ và sử dụng nó mà không cần phải trả lãi suất cao cho ngân hàng phát hành thẻ, và nó cũng dễ sử dụng hơn.

  • 5

    Cần cảnh giác và thận trọng khi được liên lạc qua điện thoại – Một số đối tượng xấu có thể gọi điện lừa đảo, tự nhận là từ ngân hàng phát hành thẻ của bạn và yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin nhạy cảm của thẻ qua email hoặc cuộc điện thoại. Hãy cẩn thận với những vụ lừa đảo thế này. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ không bao giờ gọi điện hoặc gởi thư hỏi bạn những thông tin nhạy cảm này.

    vi-tien-dien-tu-can-than-khi-su-dung-2
    Cảnh giác những cuộc gọi hỏi về thông tin nhạy cảm

  • 6

    Bảo quản hồ sơ cá nhân cẩn thận

    Có rất nhiều cách để người khác có thể gạt và lấy thông tin cá nhân tưởng chừng vô thưởng vô phạt của bạn. Từ những thông tin này, kẻ xấu có thể làm giả thẻ tín dụng, thẻ SIM dẫn tới rất nhiều rắc rối, phiền toái cho bạn. Tốt nhất bạn nên tự bảo quản hồ sơ cá nhân cẩn thận, và không trao những thông tin hay hồ sơ này cho “bàn tay nhám” nào.

  • 7

    Chủ động thông báo những thay đổi

    Khi bạn có bất kỳ sự thay đổi về nơi cư trú nào, đừng quên báo lại cho ngân hành phát hành thẻ biết.

  • 8

    Hủy hóa đơn thật cẩn thận

    Chúng ta thường quẳng hóa đơn thanh toán và hóa đơn thẻ tín dụng vào thùng rác mà không biết rủi ro của hành động đó. Thực tế điều này mang lại rủi ro không nhỏ, vì thế bạn hãy xé nhỏ hoàn toàn hóa đơn rồi mới cho vào thùng rác.

    vi-tien-dien-tu-can-than-khi-su-dung-3
  • 9

    Kiểm tra hóa đơn cẩn thận

    Kiểm tra hóa đơn thanh toán thường xuyên có thể tốn của bạn chút thời gian nhưng đây là cách an toàn hơn để quản lý thẻ tín dụng. Nếu phát hiện dù chỉ một hóa đơn thanh toán không xuất hiện trong sao kê hàng tháng, đừng ngần ngại gọi ngay cho bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn để hỏi cho ra lẽ.

  • 10

    Báo ngay cho ngân hàng phát hành khi mất thẻ

    Mang thẻ bên người cũng có rủi ro vì thẻ rất dễ bị mất. Do vậy, bất kỳ khi nào bạn làm mất hay thất lạc thẻ đâu đó thì đừng chần chừ mà không báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ biết để tránh rủi ro bị mất tiền.

Comments