Xử lý khi trẻ bị bỏng lửa, bỏng nước sôi

14:35 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi các bé bị bỏng, nếu không biết cách xử trí, tổn thương sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều, thậm chí có thể sẽ khiến trẻ bị tàn tật hoặc nặng hơn.

Các cấp độ bỏng

Theo Vnexpress, bỏng là một dạng tổn thương trên da, đôi khi là dưới mô gây bởi nhiệt, điện, bức xạ, chất hóa học, ánh sáng hay va chạm (phần lớn gây ra bởi nhiệt như các trường hợp: bỏng bô, bỏng dầu mỡ, bỏng nước sôi…). Bạn cần hiểu biết rõ về bỏng và vấn đề bạn phải gặp phải là gì thì bạn mới có thể xử lý vết bỏng đúng cách.

-1

- Bỏng độ 1 (Bỏng bề mặt): đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng sau một vài ngày vết thương sẽ lành, không để lại sẹo.

- Bỏng độ 2 (Bỏng một phần da): ở cấp độ này, lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương.

- Bỏng độ 3: đây là mức nghiêm trọng, toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng lửa, bỏng nước sôi

Sức khỏe & đời sống cho biết, việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15-20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

Lưu ý: Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

- Các phụ huynh tuyệt đối không cởi quần áo chỗ bị bỏng. Nhiều lúc da thịt chỗ bị bỏng sẽ dính chặt vào quần áo. Nếu cởi quần áo lúc đó, khả năng quần áo sẽ kéo tuột cả da, làm tổn thương trầm trọng hơn.

-2

Hướng dẫn con xối nước lạnh vào vết thương bỏng. Càng xối nước lâu thì vết bỏng càng dịu lại và khả năng lành lặn càng nhanh. Khi nào thấy quần áo tự động bong ra khỏi da thịt thì lúc đó mới cởi quần áo ra.

-  Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Tham khảo thuốc:

Forlax Gói 10g: Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Kinh nghiệm dân gian chữa viêm tinh hoàn
-4 Hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa bằng trái cây
-5 Cách cải thiện đời sống tình dục cho phụ nữ tuổi mãn kinh
-6 Nguyên nhân, triệu chứng viêm tinh hoàn

Theo GDVN

Comments