Làm thế nào để khắc phục tính ỷ lại vào bố mẹ?
(Giúp bạn) - Tính ỷ lại là làm việc gì cũng dự vào người khác, thiếu tâm lý tự lập và tự giải quyết công việc. Người có tính ỷ lại thường thiếu tính độc lập, tính quyết đoán, tính tự giác, không kiên trì, dễ bị người khác dụ dỗ.
Tính ỷ lại là làm việc gì cũng dự vào người khác, thiếu tâm lý tự lập và tự giải quyết công việc. Người có tính ỷ lại thường thiếu tính độc lập, tính quyết đoán, tính tự giác, không kiên trì, dễ bị người khác dụ dỗ. Tính ỷ lại phát triển thường đem lại hai loại hậu quả không tốt: một là loại người có tính ỷ lại, tính cách nhu nhược, thuộc loại thiếu tự chủ, gặp việc không thể suy nghĩ độc lập, không có chủ kiến, thậm chí việc vặt hàng ngày do người khác gợi ý. Một loại người ỷ lại khác có tính thiếu tự tin. Trong cuộc sống cảm thấy mình không bằng người khác, khá nhạy cảm với sự vật xung quanh. Thậm chí có thể từ một sự xấu hổ nhỏ mà trở thành con người ỵ ti.
Thanh thiếu niên thời nay, nhiều người có trạng thái tâm lí ỷ lại nhất định, chủ yếu là do hoàn cảnh cuộc sống khá giả và bố mẹ nuông chiều gây nên. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trưởng thành của thanh thiếu niên. Nếu như tâm lí ỷ lại không được uốn nắn kịp thời, không chỉ dẫn tới tâm lí con người bị méo mó mà còn làm ch suy yếu năng lực chống chọi với khó khăn trong cuộc sống. Các bạn học sinh trung học chắc đã biết nhiều câu chuyện về những con người lâm vào thình cảnh éo le, bị cô lập không được giúp đỡ nhưng đã có nghị lực ngoan cường khắc phục muôn vàng khó khăn, thoát khỏi nghịch cảnh tuyệt vọng.
Nhà thám hiểm người Mỹ Xu-ti-fen-sen là một con người như vậy. Ông muốn khám phá bí mật của bắc cực, quyết tâm đi Bắc Cực thám hiểm. Khi ông đến BẮc Cực được 40 ngày thì ăn hết lương thực mang theo. Ở vùng Bắc Cực lãnh lẽo không có bóng người, ông không có ai để nương tựa, chỉ còn cách dựa vào nghị lực ngoan cường củ mình để sinh tồn. Không có thức ăn, ông phải đi săn hải báo để ăn; không có chất đốt, lấy lông gấu để nướng thịt gấu. Có lúc không tìm được chất đốt, phải nhịn đói hoặc ăn thịt sống. Xu-ti-fen-sen đã sống trong điều kiện cô cùng khắc nghiệt như vậy, với trí tuệ và nghị lực của mình, ông đã đi tới đích. Ông ở lại khảo sát Bắc Cực trong vòng 12 năm. Trong 6 năm phải săn bắn dã thú để sống. Các bạn, nếu bản thân lâm vào nghịch cảnh éo le thì phải làm như thế nào? Chắc bạn cũng đã hiểu, lúc không có ai để ỷ lại, chỉ còn cách dựa vào sự cố gắng bản thân. Vì vậy, để bồi dưỡng ý chí kiên cường nhằm đối phó với hoàn cảnh éo le thường gặp trong cuộc sống, chúng ta phải khắc phục tính ỷ lại.
Làm thế nào để khắc phục tính ỷ lại?
1. Phải loại bỏ sự tự ti và tăng cường sự tự tin
Sự tự ti là một trong những nguyên nhân sinh ra tính ỷ lại của thanh thiếu niên ngày nay. Người có tâm lý này thiếu nhận thức đúng đắn với người,với việc, không đánh giá đúng trình độ và năng lực của mình, rất dễ đánh giá người khác quá cao, đánh giá mình quá thấp, làm việc gì cũng thấy hỗ thẹn không bằng người, làm không tốt bằng người khác. Cần nhớ, mỗi người đều có sở trường sở đoản, có khi anh sở trường mặt này lại sở đoản mặt khác, người khác có thể ngược lại với anh, cho nên phải có lòng tự tin, còn tự ti là không có căn cứ.
2. Phải uốn nắn thói quen không tốt, nâng cao năng lực bản thân
Ngày nay, trong cuộc sống hoặc học tập thường ngày, rất nhiều thanh thiếu niên được gia đình cưng chiều, không phải làm gì, cơm đưa đến miệng, áo đưa đến tay, nuôi thành thói quen dựa dẫm trong sinh hoạt, mọi việc đều ỷ lại vào người khác. Cứ như vậy trong thời gian dài sẽ rất có hại và không có lợi cho sự trưởng thành và phát triển của bản thân. Vì vậy, muốn trở thành một người độc lập tự chủ, từ nhỏ đã phải nuôi thành thói quen tốt, làm việc từ nhỏ, thành thật học tập cái hay của người khác, gặp việc phải có chủ kiến của mình, tự mình xủ lý công việc của mình, không nên quá ỷ lại vào bố mẹ và người khác.
3. Phải cất cái mũ lo buồn đi
Lo buồn thực tế là một nỗi sợ hãi mù quáng, khi làm việc thường tỏ ra lo lắng, sợ thất bại. Tinh thần này đè nặng trên người là một nguyên nhân sinh ra tâm lý ỷ lại. Trong cuộc sống, Có người khi làm việc thường bị một nỗi lo sợ mơ hồ ám ảnh, thậm chí kiến thức hàng ngày nắm cũng rất vững cũng khó lòng nói ra, rất khó lòng triển khai năng lực và phát huy trình độ của mình. Ví dụ, khi ở trường thi, có người vì tâm lý rất lo lắng mà không trả lời được. Vì vậy chỉ có cất bỏ cái mũ lo buồn đi thì năng lực độc lập mới được nâng cao.
4. Phải nâng cao năng lực phân tích và giải quyết vấn đề
Có người khi xử lý vấn đề không nắm được điểm mấu chốt của vấn đề nên do dự không quyết, không dám hạ quyết tâm. Nguyên nhân chính là thiếu nhận thức về vấn đề cần giải quyết, thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong cuộc sống chúng ta, có người gặp vấn đề dù khó khăn hay dễ đều không muốn động não, không dùng năng lực của mình để giải quyết mà tìm cách né tránh, hoặc hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Loại người như vậy, nếu không khắc phục tính ỷ lại thì sẽ khó thích ứng với cuộc sống mới nà hoàn cảnh công tác mới. Vì vậy, muốn khắc phục tính ỷ lại thì phải không ngừng nâng cao năng lực quan sát và phân tích sự vật, ra sức học tập và nắm vững phương pháp phân tích vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề một cách toàn diện theo phép biện chứng.
Các bạn trẻ ạ “gươm có mài mới sắc, hoa mai thơm từ rét lạnh mà ra”, chỉ cần chúng ta không ngừng nỗ lực học tập, tự giác rèn luyện gian khổ, kiên trì tự mình làm lấy việc của mình, tâm lý ỷ lại nhất định sẽ khắc phục được
Chúc bạn luôn tự tin và thành công nhé!