Xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong bảy bước
(Giúp bạn)Một mối quan hệ lành mạnh là mối quan hệ bao gồm việc hai cá nhân yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Điều này chỉ xảy ra khi mỗi cá nhân có thể tự chăm sóc bản thân trước tiên, sau đó mới có thể quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Thông qua việc giao tiếp, quan tâm đến mối quan hệ, cởi mở làm thay đổi và hỗ trợ tinh thần cho đối phương, bạn sẽ có thể xây dựng được mối quan hệ lành mạnh để làm phong phú cuộc sống của chính mình cũng như cuộc sống của những người khác.
1.Giao tiếp với nhau . Bạn nên nói chuyện thường xuyên, và truyền đạt cảm xúc và ý kiến của bạn với đối phương. Như vậy không chỉ giúp đối phương thấy được cảm nhận của bạn, mà còn giúp bạn nói lên được những cảm xúc khó hiểu của mình.
2. Lắng nghe nhau , hãy dành thời gian để cố gắng hiểu quan điểm của đối phương. Bạn nên chăm chú lắng nghe và hỏi những câu hỏi đa dạng để làm phong phú cuộc nói chuyện và thể hiện bạn rất quan tâm đến vấn đề.
3.Hãy kiểm tra mối quan hệ của bạn theo định kỳ. Bạn không muốn trở thành người thái quá trong mối quan hệ của mình, nhưng sự kiểm tra định kỳ là cần thiết. Hãy hỏi đối tác của bạn về mối quan hệ này nó đang phát triển đến đâu. Điều này có thể giúp bạn thấy được cảm nhận của đối phương về mối quan hệ ở thời điểm hiện tại.
4. Giải quyết xung đột vào đúng thời điểm. Bạn có thể sẽ mất bình tĩnh khi giải quyết vấn đề ngay lập tức và làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu đợi đến khi sự tức giận trong hai người đã nguội tắt, lúc này hãy cùng nhau nói chuyện và đưa ra giải pháp tốt.
5. Giữ một lối sống cân bằng. Một mối quan hệ mới sẽ khiến bạn thấy hứng thú và dành hết thời gian vào đó, tuy nhiên, bạn nên duy trì một sự cân bằng tốt trong cả mối quan hệ bạn bè, gia đình và những điều quan trọng khác. Nếu cuộc sống của bạn trở nên mất cân bằng, rất có thể bạn sẽ bắt đầu đổ lỗi vu vơ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Cân bằng sẽ giúp bạn ổn định hơn.
6. Cho phép mối quan hệ của bạn phát triển và thay đổi. Mọi người đều thay đổi theo thời gian, và các bạn cũng có thể cùng nhau thay đổi nếu thực sự hiểu cảm xúc của đối phương. Bạn hãy cởi mở trong việc thay đổi, và hãy nghĩ đến những cách có thể cùng nhau thay đổi. Ví dụ, Nếu đối phương bắt đầu có một sở thích gì mới, bạn hãy cổ vũ và tìm cách tham gia vào sở thích đó.
7.Hãy chấp nhận sự khác biệt của nhau. Đừng xem sự khác biệt của bạn trở thành một vấn đề, mà hãy xem đó như cơ hội để ai đó mang lại cảm giác thoải mái cho bạn. Sự khác biệt có thể mang đến sự thay đổi tốt hơn ở cả hai người, và đó không phải những điều xấu.