Bệnh trĩ khi mang thai và những điều cần biết?

15:52 07/11/2014

(Giúp bạn)

Bệnh trĩ mắc phải khi mang thai có nguy hiểm đến bà mẹ và thai nhi không ah. Những ảnh hưởng của bệnh trĩ khi mang thai là gì. Mong chuyên mục tư vấn giúp


Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé không chỉ trong thai kỳ mà cả khoảng thời gian sau sinh.Những bệnh thai kì ảnh hưởng tới mắt mẹ bầu 12 bệnh lý đe dọa trẻ sinh non Hiểu đúng về bệnh trĩ khi mang thai

 

Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng gây sưng hoặc xuất huyết. Bệnh gây ngứa và khó chịu nhẹ, nếu nặng hơn sẽ gây đau đớn, thậm chí là chảy máu trực tràng.

 

Bệnh trĩ thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối hoặc đối với những người lần đầu mang thai. Đây là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị mắc bệnh ngay từ trước khi mang thai thì bệnh sẽ có xu hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ, điều này cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của bạn cũng như thai nhi.

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ có rất nhiều, nhưng nguyên nhân chính theo các bác sĩ, khi mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lên tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như tất cả các mô và cơ khác của người mẹ làm chậm sự lưu thông máu khiến cách tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ. Bên cạnh đó, sự gia tăng hóc môn progesterone trong thai kỳ cũng tạo ra áp lực lên các thành tĩnh mạch khiến những vùng này dễ dàng bị sưng, giãn ra và yếu dần. Đặc biệt, progesterone gây nên bệnh táo bón bằng cách làm chậm sự tiêu hóa trong đường ruột của người mẹ.

 

Táo bón cũng là bệnh thường gặp khi mang thai và là nguy cơ gây ra bệnh, gia tăng tình trạng của bệnh. Một số nguyên nhân khác bắt nguồn từ cuộc sống bên ngoài như mệt mỏi, căng thẳng…

 

Phòng tránh và điều trị bệnh

 

Tuy phụ nữ có thai dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể tránh khỏi. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn phòng tránh căn bệnh này:

 

- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để tránh táo bón như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả. Đặc biệt, hãy uống nhiều nước và duy trì tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên,

 

- Các bài tập kegel hàng ngày có thể giúp bạn phòng tránh căn bệnh này. Kegels giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Đây cũng là bài tập giúp bạn thu hẹp vùng cơ quanh âm đạo, niệu đạo, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.

 

- Tránh ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài . Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều trong vài phút mỗi giờ hoặc lâu hơn. Nếu nằm nhà nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc sách, bạn hãy nằm nghiêng người về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nghiêng sang trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn.

 

- Bọc đá lạnh trong một túi vải mềm và thực hiện phương pháp chườm lạnh hoặc matxa nhẹ nhàng cũng rất hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.

 

- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm.

 

Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tới bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc kem bôi trơn trong thời kỳ mang thai bởi chúng có thể khiến bạn bị viêm nặng hơn.

 

Đối với một số trường hợp nghiêm trọng khác, rất có thể sẽ cần tới sự can thiệp như tiểu phẫu để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trĩ. Trên thực tế, các biện pháp đối với căn bệnh chỉ giúp bệnh giảm nhẹ, khó chữa bệnh trĩ hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cho rằng sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh đều gần như biến mất và họ cảm thấy rất thoải mái.

HA


Comments