Cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
(Giúp bạn)
Cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
Cho trẻ ăn dặm là một trong những điều khó khăn nhất của các bà mẹ Việt. Hiện nay, ăn dặm kiểu Nhật đã và đang là một phương pháp cho trẻ ăn dặm khá được ưa chuộng tại Việt Nam vì những tính hợp lý và khoa học của nó.
- 1
Cách chế biến khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có một ưu điểm mà chúng ta nên học tập và làm theo. Với phương pháp cho trẻ ăn dặm thông thường, ta sẽ nấu hổn hợp các loại thực phẩm như thịt, rau, ..với gạo, ra một bát cháo cho bé ăn cả bữa 1 vị đó. Làm như vậy, trẻ sẽ ngán và chán ăn. Bạn thử nghĩ xem, trong bữa ăn thường ngày của chúng ta cũng có vài món thức ăn, thay đổi thức ăn trong bữa ăn sẽ đỡ ngán, trẻ con cũng vậy thôi.
Ngoài ra, khi nấu chung các loại thực phẩm thì cho dù bạn có thay đổi thực phẩm, món ăn cho trẻ thì kết hợp thịt, cá, tôm hay cua với rau củ kiểu gì thì về cơ bản vẫn ra 1 vị gần gần giống nhau. Bé phải ăn cả ngày và trong thời gian dài các món cháo vị giống nhau sẽ làm bé chán ăn.
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, một bữa ăn của trẻ ăn dặm kiểu Nhật khi nào cũng đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm và vitamin theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt, thứ nọ thứ kia mỗi thứ 1 tý, mỗi thứ một vị khác nhau và không trộn lẫn với nhau. Có những khi bé không ăn hết món này, nhưng lại ăn hết món kia, thì mẹ cũng thấy tạm yên tâm.
Bên cạnh đó, khi bé ăn riêng từng món ăn, bé có thể được nếm và tập với vị riêng của từng loại thực phẩm từ nhỏ, khi lớn lên, bé ăn được nhiều thứ hơn. Tránh trường hợp, khi bé lớn, bạn mới thấy bé không thích ăn cá, bé ghét ăn thịt, bé chỉ ăn rau này, không ăn được rau kia…và lúc này, bạn lại bắt đầu tập dần từng món, nhiều trẻ ăn rất thiên lệch.
Như vậy, để bé ăn đỡ ngán là nấu riêng từng món, đồng thời cũng giúp bé được thay đổi với nhiều khẩu vị luôn từ khi còn nhỏ.
- 2
Lượng ăn cho trẻ ăn dặm
Khi nói đến lí do vì sao trẻ em ở VN thường chán ăn thì không thể không kể đến nguyên nhân là trẻ bị ép ăn quá nhiều. Theo đó, mỗi trẻ trong giai đoạn ăn dặm cần ăn 200ml/bữa, nhiều gấp 2-3 lần bữa ăn của trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn đầu.
Ở Nhật, từ khi có thai, các phụ nữ mang thai đã có ý thức ăn uống và tăng cân vừa phải (tăng khoảng 10 kg trong thai kì). Quan niệm niệm phụ nữ mang thai phải ăn cho 2 người không đúng nữa, phụ nữ mang thai phải ăn nhiều hơn một ít nhưng chú ý về chất lượng hơn là số lượng. Với việc kiểm soát sức khỏe và cân năng lúc mang thai nên các bà mẹ Nhật sinh con xong rất nhanh chóng trở lại vóc dáng ban đầu, khi em bé được khoảng 3-4 tháng là hầu hết mẹ đều trở lại thon thả như thường. Còn ở Việt Nam, các bà mẹ mập sau sinh được coi là bình thường… Con đến cả 1 -2 tuổi rồi mà mẹ vẫn béo và khó lấy lại vóc dáng bạn đầu. Về lâu về dài, giữ sức khỏe và cân nặng khi mang thai như vậy nhưng người Nhật cũng vẫn là người sống lâu nhất thế giới. Mặt khác, với khía cạnh khác khi mẹ béo cũng dễ sinh đủ các thứ bệnh như đái tháo đường thai nghén hay khi con to cũng khó sinh thường được.
Ở Việt Nam, bạn sẽ được khen là nuôi con tốt khi em bé bụ bẫm, ngay cả là béo, nhiều em bé cân nặng đã nằm trong miền báo động thì bố mẹ lại tự hào, rồi được lấy làm gương cho những đứa khác. Trong khi đó, những em bé hoàn toàn bình thường thì ai cũng xót xa là nó gầy quá.
- 3
Không ép trẻ ăn
Các bà mẹ Nhật không than vãn con còi và không bao giờ tìm cách ép con ăn. Họ chỉ cần con khỏe, ngoan, nghịch ngợm và phát triển bình thường là được. Họ đem con ra ngoài vận động nhiều để phát triển thể lực, phát triển trí tuệ thay vì chú trọng nhồi cho con béo hay sợ con cảm ốm sẽ sụt đi vài lạng. Các em bé Nhật mũi dãi ròng ròng mà chân không tất, sờ vào lạnh ngắt như kem bởi vì các bà mẹ Nhật cho rằng bé cởi tất ra để tập chịu rét tăng sức đề kháng là quan trọng hơn, không cần dùng kháng sinh và lớn lên bé sẽ khỏe mạnh. Nếu các bà mẹ ở Việt Nam để con như vậy sẽ bị cho là lười biếng, chăm con không chu đáo. Nhưng cuối cùng, người Việt khá yếu vì đi bộ vài trăm mét đã thở ra đằng tai, vẫn cảm cúm khi trời trở lạnh…