Cách nấu bột cho bé 6 tháng tuổi?
(Giúp bạn)
Các mẹ ơi giúp em với! Sang tháng sau là bé nhà em được 6 tháng và phải nấu bột cho bé ăn rùi mà em chưa biết nấu bột thế nào. Các mẹ có kinh nghiệm rồi cho em xin cách nấu bột cho bé 6 tháng tuổi với! Em cám ơn các mẹ nhiều ^^
Khi bé được 6 tháng tuổi là lúc bé đã bắt đầu có thể ăn dặm với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Dưới đây là gợi ý cho bạn tham khảo cách nấu bột cho bé 6 tháng tuổi.
Cách nấu bột cho bé 6 tháng tuổi
Thành phần dinh dưỡng trong ăn uống của bé cần một tỉ lệ thích hợp, thông thường tỉ lệ thích hợp là: 3: 2: 1. Ví dụ: Gạo 30g thì bột thịt khoảng 20g và rau là 10g.
Một số cách nấu bột mặn tiêu biểu:
Bột rau: Chuẩn bị rau, bột. Rửa sạch lá rau, bỏ cuống, xé nhỏ, chần qua nước sôi rồi vớt ra, để vào một chiếc rá kim loại, dùng thìa canh dằm hoặc nghiền nát, lọc bột rau ra. Nếu không có rá kim loại thì có thể xắt nhỏ rau ra, cho dầu ăn vào chảo và xào bằng lửa lớn cho mềm. Một cách nữa là bỏ vào may xay sinh tố để xay nhuyễn và cho vào cháo đun sôi lại.
Bột cá: Cắt khúc cá, rửa sạch cá, đựng vào bát. Nêm chút gia vị rồi hấp cá trong 10 – 15 phút, sau khi nguội lóc bỏ da và xương rồi dùng thìa ép thành dạng bột.
Bột thịt: Rửa sạch thịt nạc, bỏ gân, băm nhỏ hoặc xay rồi cho thêm chút bột mì, rượu và gia vị trộn đều, sau đó bỏ vào nồi hấp chín.
Bột gan lợn: Rửa sạch gan, khía ra, cạo nhẹ mặt khía, cho một tí rượu và gia vị hấp chín, nghiền thành bột. Nếu là gan gà, vịt thì việc nghiền càng dễ dàng hơn.
Bột tôm: Bóc vỏ tôm rửa sạch, băm nhỏ, nêm gia vị, trộn đều và hấp chín.
Lưu ý về thực phẩm và cách nấu bột
- Không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nếu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính… trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.
Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.
Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,… Sau khi nấu xong, cần thêm vào vài giọt dầu thực vật để tăng thêm hương vị và nhiệt năng.
- Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).
- Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín.
- Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.
D.T
Bạn có thể tham khảo thêm một cách nấu bột nữa tại đây
http://hoidap.tinmoi.vn/cach-nau-bot-cua-cho-be-d24622.html