Cách nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ sữa như thế nào?

15:51 07/11/2014

(Giúp bạn)

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ sữa như thế nào? Xin hỏi cách nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ sữa như thế nào?


Sữa nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum, hại như thế nào?

“Clostridium Botulinum là một loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Nếu thực phẩm bảo quản không tốt sẽ là nơi trú ngụ thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển mạnh".

 

Đó là khẳng định của TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) về chất nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum có trong nguyên liệu của hãng sữa Fonterra, hãng sữa lớn nhất New Zealand và lớn thứ 4 trên thế giới đang khiến người tiêu dùng xôn xao và lo lắng.

 

Hiện các nhãn sữa có nhập khẩu nguyên liệu nghi nhiễm khuẩn của Fonterra như Abbott, Dumex và sản phẩm dinh dưỡng công thức Karicare đang tiến hành thu hồi sản phẩm.

 

Phân tích tác hại của khuẩn Clostridium Botulinum, TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: Clostridium Botulinum là loại vi khuẩn nhiễm độc trong cơ thể, phát triển gây ra hiện tượng độc, gọi là độc tố thịt. Khi sống trong thực phẩm, vi sinh này sẽ chứa độc ngoại tố và gây hại cho thực phẩm. Đặc biệt sẽ gây ra những tình trạng xấu nếu người ăn phải.

 

Clostridium Botulinum phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp của thực phẩm khi không được bảo quản tốt. Những người ăn phải thực phẩm chứa chất Clostridium Botulinum không hề có biểu hiện hay triệu chứng gì. Nếu ăn phải thực phẩm nồng độ thấp có chứa vi khuẩn nhiễm Clostridium Botulinum không đáng kể, cơ thể con người sẽ tự đào thải một phần độc tố qua bên ngoài. Hoặc có thể sẽ tích lũy và đi vào gan, não gây ra tê liệt cho một số bộ phận.

 

Nhưng nếu ăn phải nồng độ cao, độc tố sẽ không thể đào thải ra bên ngoài và gây chết người chết ngay lập tức. Bởi đây là vi sinh vật mang độc tố cực mạnh nếu như phát triển.

 

Do vậy, TS Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng nên thật cẩn trọng và tuyệt đối không nên sử dụng thực phẩm đã được cảnh báo có chứa khuẩn Clostridium Botulinum.

 

 

Nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ sữa

 

Khi bị nhiễm độc bởi vi khuẩn này, khởi phát của bệnh nhân là buồn nôn, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân.

 

Mấy ngày qua, thông tin nhiều sản phẩm sữa ngoại nhập khẩu từ Công ty Fonterra - New Zealand có nguy cơ nhiễm khuẩn Clotridium botulinum khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy nhận biết và bảo vệ sức khỏe cho trẻ nếu đã trót sử dụng sản phẩm này như thế nào?

 

TS. Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết, Clotridium botulinum là vi khuẩn cực độc, chỉ cần vài phần triệu gam - nano gram cũng đủ để gây bệnh.

 

Khi bị nhiễm độc bởi vi khuẩn này, khởi phát của bệnh nhân là buồn nôn, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân. Sau đó, có thể dẫn tới nhìn mờ, giãn đồng tử, khó nuốt, khó nói, khó thở, táo bón, chướng bụng. Người bệnh không sốt, không có hội chứng màng não và hoàn toàn tỉnh  táo. Nếu nhiễm độc nặng có thể tử vong do liệt cơ hô hấp.

 

 

Đáng chú ý, trong điều kiện bảo quản lạnh và có môi trường kiềm thì vi khuẩn này có thể sinh ra nhiều độc tố. Vi khuẩn bị diệt ở 60oC trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng; để khử độc tố cần đun sôi 100oC ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 100oC ít nhất 1 giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160oC ít nhất 30 phút.

 

TS Lâm Quốc Hùng cũng khẳng định, không có vaccine dự phòng bệnh do vi khuẩn Clotridium botulinum nên người tiêu dùng chỉ phòng bệnh bằng cách không sử dụng các sản phẩm nghi nhiễm loại vi khuẩn này.

 

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn này thường ngắn, chỉ vài giờ tới 24 giờ sau khi ăn thức ăn có sẵn độc tố hoặc dài hơn là 3 - 5 ngày nếu thức ăn có nha bào Clotridium botulinum. Khi bệnh nhân gặp phải những triệu chứng như trên thì cần khẩn trương đưa đến bệnh viện. Hiện nay, kháng độc tố (Serum Anti Botulinum - SAB) loại đa giá (A, B, E) và loại đơn giá đang được sử dụng, song chỉ để điều trị hoặc điều trị dự phòng khẩn cấp khi đã nghi nhiễm.   

Tổng hợp


Comments