Cách tự chữa bệnh trĩ tại nhà không cần phẫu thuật

16:12 07/11/2014

(Giúp bạn)

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Lamsao.com xin giới thiệu bạn các cách tự chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà mà không cần nhờ đến phẫu thuật.

Cách phát hiện bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gặp ở tất các đối tượng, kể cả trẻ em. Việc phát hiện bệnh trĩ phải dựa vào các triệu chứng thường gặp. Thông qua các triệu chứng này, các bác sỹ sẽ phân loại để xác định hướng điều trị thích hợp.

Trĩ toàn thân và triệu chứng

Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì tuy chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.

Triệu chứng của trĩ cơ năng

Khi bị trĩ cơ năng, có 2 triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa trĩ.

- Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa trĩ: Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

cach-tu-chua-benh-tri-tai-nha-khong-can-phau-thuat-1

Triệu chứng của các loại bệnh trĩ khác

Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:

- Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.

- Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.

- Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.

Triệu chứng của bệnh trĩ thực thể

Khi khám cho bệnh nhân, các bác sỹ có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau.Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau.

Cách tự chữa bệnh trĩ tại nhà không cần phẫu thuật

Những cách đơn giản dưới đây giúp bạn tự chữa bệnh trĩ tại nhà mà không cần nhờ đến phẫu thuật hay phòng khám.

  • 1

    Ăn thịt lươn giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả

    Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị bệnh trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

  • 2

    Dùng xơ mướp

    Xơ mướp đốt tồn tính tán bột, uống mỗi lần 2 g, 3 lần/ngày. 

    cach-tu-chua-benh-tri-tai-nha-khong-can-phau-thuat-2

  • 3

    Rau diếp cá

    - Chữa lòi dom: Rau diếp cá tươi (50g), rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng nước muối, băng lại. Ngày làm một lần.

    - Chữa trĩ sưng đau: Rau diếp cá (50g), nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 6 – 12g chia làm 2 – 3 lần.

    Việc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được coi là khá hiệu quả trong việc tự chữa bệnh trĩ tại nhà, tuy nhiên cần kiên trì vì hiệu quả không phải là tức thời. Bạn không nên lạm dụng việc sử dụng rau diếp cá sống đối với trẻ nhỏ. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên nên lưu ý ngâm rửa sạch với nước muối trước khi dùng tránh lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng như giun sán…

  • 4

    Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ

    Nguyên liệu gồm 15 g mộc nhĩ đen, 20 quả táo đỏ. Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, dùng liền nhiều ngày sẽ có công hiệu dưỡng huyết, hòa huyết, cầm máu.

  • 5

    Gốc rau dền nấu đại tràng heo

    Nguyên liệu gồm 100 g gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc; 150 g đại tràng heo. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.

    cach-tu-chua-benh-tri-tai-nha-khong-can-phau-thuat-3

  • 6

    Tập Yoga giúp chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

    Bài 1: Có thể tập mọi lúc mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 35 đến 40 lần, mỗi ngày tập 3-4 lần.

    Bài 2: Tập khi đi bộ. Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 6-7 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 3-4 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 25 phút, ngày 2-3 lần. Bài tập này còn tốt cho những người bị các chứng tiểu tiện không tự chủ, rò hậu môn, sa trực tràng.

    cach-tu-chua-benh-tri-tai-nha-khong-can-phau-thuat-4

    Yoga rất tốt nhưng chú ý dừng tập khi vừa qua phẫu thuật cắt trĩ và thắt trĩ

    Bài 3 : Ðứng thẳng người, hai chân dạng rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 25 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 25 phút. Mỗi ngày tập 2 lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.

    Bài 4: Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền. Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, xiết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3-5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày tập 2-3 lần.

Tong hop


Comments