Chế độ ăn uống cho người bị gout?
(Giúp bạn)
Tôi bị gout, nhưng đang ở mức độ nhẹ nên cũng chưa cần nằm viện điều trị? Xin tư vấn giúp tôi chế độ ăn uống cho người bị gout như thế nào?
Ăn uống điều độ để phòng tránh bệnh gout
Xã hội ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, các bữa ăn thường chứa nhiều đạm. Bên cạnh giá trị của những bữa ăn mang lại thì nhiều người thường ăn uống thiếu kiểm soát , dẫn đến các bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, gout… Bệnh gout là một bệnh có tỷ lệ ngày càng tăng cao ở nước ta và có những hệ lụy không lường gây suy yếu sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh từ miệng
Đa số những người mắc bệnh gout đều do nguyên nhân ăn uống không điều độ, quá nhiều đạm dẫn đến rối loạn chuyển hóa khiến acid uric trong máu tăng cao gây sưng tấy , nóng đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.
Chế độ ăn cho bệnh gout
Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp, biểu hiện của bệnh là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Nếu không được điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Chế độ ăn là một trong những phương pháp hữu hiệu có hiệu quả trong việc điều trị bệnh gout. Một chế độ ăn uống “khỏe mạnh” được các chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân gout để nhằm kiểm soát quá trình sản xuất và loại bỏ axit uric. (nồng độ axit uric cao sẽ khiến máu tích tụ ở các khớp gây bệnh gout).
Bệnh nhân gout cần tránh:
Hạn chế lượng protein động vật vào cơ thể. Protein từ động vật có chứa nhiều chất purine. Chất purine nhiều không tốt cho cơ thể đặc biệt là người bệnh gout bởi chất purine sẽ đào thải ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh khớp).
Chính vì thế những người bị gout cần hạn chế tối đa các loại nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, thịt gia cầm, thịt lợn,… hoặc một số loại cá như cá trích, cá cơm, cá thu, cá ngừ, một số loại hải sản như tôm hừm, sò điệp, chẳng hạn như thịt nội tạng, cá trích, cá cơm và cá thu.
Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa bởi loại chất béo này sẽ làm giảm khả năng của loại bỏ axit uric của cơ thể. Người bị gout nên chọn protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu và các loại đậu, và các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo sẽ giúp bạn giảm được một lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn. Chế độ ăn uống ít chất béo sẽ hạn chế gia tăng trọng lượng của cơ thể, trọng lượng cơ thể nhiều hơn mức cho phép sẽ là nguy cơ cao của bệnh thừa cân béo phì, bệnh gout.
Rượu không tốt cho bệnh gout: Rượu gây trở ngại cho việc loại bỏ acid uric khỏi cơ thể của bạn. Axit uric trong cơ thể càng nhiều thì các triệu chứng bệnh gout càng tăng.
Người bị bệnh gout không nên uống nhiều các loại nước có ga, nước ngọt, các đồ uống có nhiều đường bởi những thành phần này sẽ kích thích quá trình sản xuất axit uric của cơ thể. Axit uric sản xuất càng nhiều thì lượng máu tích tụ tại các khớp sẽ tăng lên, và tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn.
Những thực phẩm người bị gout nên ăn:
Uống nhiều nước mỗi ngày: mỗi ngày nên uống khoảng 1,5 đến 2l nước giúp đào thải chất độc trong cơ thể, đặc biệt là axit uric.
Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo là những sản phẩm người bị gout có thể dùng.
Rau xanh và hoa quả nên được ăn mỗi ngày với bệnh nhân gout, không chỉ cung cấp lượng vitamin cho cơ thể mà còn giúp đào thải lượng axit uric thừa ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Bệnh nhân gout nên ăn các sản phẩm có chứa nhiều cacbohydrat như gạo và các loại ngũ cốc.
Trên đây là một số những sản phẩm bệnh nhân gout nên và không nên tiêu thụ. Việc tuân thủ chế độ ăn hợp lý không chỉ có tác dụng giảm các cơn đau, sưng từ bệnh gout mà còn hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh gout.
Thực đơn 1 ngày cho bệnh nhân gout.
Bữa sáng: Bánh mì, cơm, bún, phở (các món ăn được chế biến từ các loại ngũ cốc, gạo) 1 cốc nước lọc hoặc hoa quả.
Bữa trưa và tối: Ăn cơm, có thể ăn một ít thịt nạc, thịt gia cầm hoặc cá đồng, ăn nhiều rau như: cà chua, cần tây, các loại rau có màu xanh đậm. Có thể tráng miệng bằng hoa quả tươi như: dưa hấu, cam, táo, lê,…
Tổng hợp