Cho mình hỏi có phương pháp nào làm giảm căng thẳng trong kỳ “đèn đỏ”?
(Giúp bạn)
Cho mình hỏi có phương pháp nào làm giảm căng thẳng trong kỳ “đèn đỏ”?
Chúng ta đều biết rằng, rất nhiều phụ nữ trước và trong kỳ đèn đỏ thường có sự thay đổi tâm trạng thất thường, có người thì chán chường mệt mỏi, lại có người cáu gắt khó chịu. Trong chu kỳ này thì các hormone sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý và hành vi của chị em, gây ra một số thay đổi về cảm xúc.
Nhìn từ góc độ sinh học thì tình trạng cảm xúc thay đổi trong kỳ đèn đỏ rõ ràng liên quan đến những biến động của hormone giới tính vốn có trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ tiền và sau mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh là rất cao. Do đó, chắc chắn có một mối quan hệ nào đó giữa các hormone giới tính và tình trạng trầm cảm.
Thực nghiệm cho thấy, phụ nữ không thể tránh khỏi lo lắng trước chu kỳ kinh nguyệt, đây được xem là kết quả của áp lực văn hóa lên phụ nữ. Một nghiên cứu đã cho thấy kết quả tương tự: Các bác sĩ dùng một phương pháp giúp dự đoán chính xác ngày xuất hiện của kinh nguyệt sau đó chia số người tham gia nghiên cứu làm 3 nhóm. Nhóm 1: Nói với họ rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong 1-2 ngày tới. Nhóm 2: Nói trước rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong vòng 7 -10 ngày tới. Nhóm 3: Không nói gì hết.
Sau đó, họ yêu cầu những người trên báo cáo lại tình trạng cơ thể trước kỳ kinh nguyệt. Kết quả là trước kỳ kinh xuất hiện tình trạng căng tức ngực, đau đầu... ở nhóm 1 nhiều hơn hẳn so với nhóm 2.
Thông thường thì tâm lý của phụ nữ thường ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong số các bệnh nhân mắc chứng rối loạn kinh nguyệt thì có tới 70-80% bệnh nhân gặp các vấn đề trở ngại và áp lực trong đời sống. Nguyên nhân là do tình trạng tâm lý căng thẳng dẫn đến hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh tự chủ, từ đó gây ra sự thay đổi của mạch máu và gây rối loạn kinh nguyệt.
Và đây là 6 phương pháp làm giảm tình trạng tâm lý căng thẳng khó chịu cho chị em trong kỳ đèn đỏ.
- 1
Tập aerobic
Các hoạt động thể dục nhịp điệu như aerobic có thể làm giảm, thậm chí loại bỏ các triệu chứng căng thẳng, lo âu hay trầm cảm của chị em trong chu kỳ. Do đó chúng ta nên lên kế hoạch tập thể dục hợp lý để giảm bớt tình trạng nói trên.
- 2
Bổ sung các vitamin và vi chất
Bổ sung một lượng thích hợp vitamin B6, canxi, magie sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu, lo lắng, đau đầu, đầy bụng... Tuy nhiên cần bổ sung với liều lượng thích hợp vì nếu dùng quá liều thì sẽ gây hại cho cơ thể.
- 3
Làm giảm áp lực tâm lý
Luyện tập cho mình thói quen tự thư giãn và làm giảm áp lực sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng biến đổi tâm trạng và cảm xúc trong kỳ kinh nguyệt.
- 4
Ăn nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao
Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao, các loại thực phẩm ít chất béo như ngũ cốc, trái cây và rau quả. Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ Serotonin trong não, giảm các cảm xúc tiêu cực. Đặc biệt, chị em nên hạn chế ăn các loại đồ ăn quá mặn hoặc thức ăn nhanh trong thời kỳ này.
- 5
Ăn ít các thực phẩm chứa caffeine
Trong kỳ kinh nguyệt, nên hạn chế dùng các thực phẩm và đồ uống như: trà, cà phê, sô cô la có chứa caffeine. Chất này có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng tiền kinh nguyệt. Do đó, chị em nên hạn chế dùng các thực phẩm nói trên trong kỳ đèn đỏ.
- 6
Không uống các đồ uống kích thích
Các loại đồ uống này làm tăng các triệu chứng buồn phiền, lo lắng, cáu gắt... trong kỳ đèn đỏ của phụ nữ. Do đó, trước kỳ kinh nguyệt chừng 1 tuần, chị em nên tránh xa các thức uống chứa chất kích thích.