Chứng đau nửa đầu

15:50 07/11/2014

(Giúp bạn)

Tôi thường xuyên bị đau nửa đầu phải. Làm sao để cắt đứt những cơn đau đầu liên miên này? 


Chứng đau nửa đầu hay còn gọi là hội chứng Migraine. Trong các chứng đau đầu có nguyên nhân từ mạch máu thì đau nửa đầu (Migraine) là bệnh phổ biến nhất. Migraine thường khởi phát ở tuổi dậy thì, trẻ gái bị nhiều hơn trẻ trai, bệnh có tính chất gia đình, thường khu trú ở một bên đầu và diễn biến có tính chu kì với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. 


Nguồn gốc của chứng đau nửa đầu là do rối loạn co, giãn các mạch máu của sọ não. Tuy nhiên nguyên nhân gây rối loạn co giãn mạch vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy có một số yếu tố thuận lợi.

Đầu tiên phải kể đến yếu tố nội tiết, bệnh thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, ngưng đau trong thời kì có thai nhưng cơn đau nửa đầu lại tăng lên khi hành kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai.

Bên cạnh đó, Migraine còn có tính chất gia đình, khi chỉ có mẹ hoặc bố bị bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh ở các con khoảng 40-45%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì tỉ lệ đó sẽ cao hơn ở thế hệ con, đặc biệt là con gái (xấp xỉ 70%). Một yếu tố nữa cũng ảnh huởng đến bệnh đau nửa đầu là tâm lí và cảm xúc hay thay đổi của lứa tuổi dậy thì.

Đau đầu thường nặng lên khi phải suy nghĩ căng thẳng, lo lắng về một vấn đề nào đó, đôi khi Migraine và chứng trầm cảm lại xuất hiện luân phiên nhau trên cùng một bệnh nhân. Ngoài ra, một số yếu tố khác như thức ăn có chứa tyramin và phenylethylamin (có nhiều trong sữa bò, trứng, Fomát, sô cô la), yếu tố gây dị ứng… cũng gây cơn đau đầu Migraine. Cuối cùng Migraine và bệnh loét dạ dày tá tràng lại thường song hành trên cùng một bệnh nhân, có thể loét dạ dày là do hậu quả của Migraine (bệnh nhân hay bị stress do lo lắng về bệnh đau đầu, do uống nhiều thuốc giảm đau non-steroid)... 

Bạn có thể xác định xem mình có chính xác bị mắc chứng đau nửa đầu hay không thông qua các triệu chứng sau: 


1/ Migraine không có dấu hiệu thần kinh báo trước

Thông thường khoảng vài giờ trước khi đau đầu, bệnh nhân cảm thấy người mệt mỏi, bứt rứt, dễ cáu gắt, hay ngáp vặt... Sau đó là cơn đau đầu thực thụ. Cơn đau thường bắt đầu vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm, hiếm khi xảy ra ban ngày, mức độ đau từ từ tăng dần và đạt mức tối đa sau vài giờ.

Thoạt đầu là cơn đau một bên đầu ở vùng trán hoặc trán-thái dương, sau có thể lan ra toàn bộ đầu rồi kết thúc ở bên đối diện nhưng không bao giờ đau lan ra vùng mặt. Trong cơn đau, sắc mặt bệnh nhân xanh tái, da lạnh, nổi gai ốc, người bệnh có cảm giác thái dương như giãn căng ra, mạch máu ở thái dương nẩy đập theo nhịp tim, kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, nôn, một số trường hợp còn chóng mặt, mất thăng bằng...

Một đặc điểm nữa là cơn đau tăng lên khi gắng sức, khi tiếp xúc với ánh sáng, tiếng động mạnh, giảm đi khi nghỉ ngơi yên tĩnh trong bóng tối và khi chườm lạnh hoặc day hai bên thái dương. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân khi đau đầu rất nhạy cảm với mùi, có khi họ còn ngửi thấy mùi lạ, tuy nhiên khám bệnh trong cơn đau không có dấu hiệu khách quan về thần kinh. Tiến triển của cơn đau đầu loại này khác nhau tùy từng bệnh nhân, cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ở một số bệnh nhân, cơn đau có chu kì dài, hàng tháng hoặc hàng năm mới bị một lần, một số khác, cơn đau lặp lại thường xuyên, từ cơn này sang cơn khác, từ đầu bên này qua đầu bên kia nhưng bao giờ cũng đau nặng hơn ở một bên đầu.

2/ Migraine có dấu hiệu thần kinh báo trước 

Là rối loạn chức năng tạm thời của não, xuất hiện trước đó ít phút báo hiệu cơn đau đầu sẽ đến ngay sau đó.

Những dấu hiệu này thường là rối loạn thị giác, cảm giác và rối loạn ngôn ngữ. Về thị giác, bệnh nhân cảm tưởng như có những vân sáng lấp lánh ngoằn nghèo chạy trước mắt hoặc mọi vật xung quanh có màu sắc rực rỡ, một số trường hợp lại không nhìn thấy gì trong vài giây đến vài phút (mù tạm thời).

Về cảm giác, người bệnh cảm thấy như có kiến bò hoặc tê cóng ở một bên miệng, tay. Những rối loạn ngôn ngữ hay gặp là nói khó, không hiểu lời người khác hoặc không nói được. Trong đa số các trường hợp, trình tự của các rối loạn này theo thứ tự như sau: Loạn thị giác rồi đến rối loạn cảm giác và ngôn ngữ, tất cả diễn ra trong vòng vài phút và cuối cùng là cơn đau đầu với đặc điểm tương tự như đau đầu trong bệnh Migraine không có dấu hiệu thần kinh báo trước.

3/ Migraine tương đương hay còn gọi là cơn kịch phát Migraine

Biểu hiện bằng những triệu chứng kịch phát về thần kinh, tâm thần, tiêu hóa như chóng mặt, rối loạn thị giác, giác quan, đau bụng dữ dội, nôn, rối loạn tâm thần hoang tuởng, ảo giác cấp tính…

Những cơn đau này thuờng xảy ra đột ngột rồi nhanh chóng kết thúc. Sau cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng có một điều đặc biệt là khi bệnh nhân đi khám bệnh hay làm xét nghiệm thì không phát hiện tổn thuơng thực thể. Do đó các trường hợp này rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh cục bộ, đặc biệt là động kinh thực vật.

Chính vì các triệu chứng của Migraine đa dạng như vậy nên để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần khám chuyên khoa thần kinh, làm một số xét nghiệm như điện não đồ, chụp X quang sọ, chụp mạch sọ não nhằm loại trừ một số bệnh có nét giống Migraine như động kinh, tai biến mạch máu não, u não...

Điều trị chứng Migraine cần có sự hướng dẫn và chỉ định trực tiếp từ bác sỹ. Tuy vậy, một số loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung có thể được sử dụng để làm giảm các chứng đau nửa đầu. 

  • 1. Magnesium

    Magnesium là cần thiết cho hơn 300 phản ứng trong cơ thể con người, do đó rất cần thiết cho một sức khỏe tốt. Magnesium giúp tăng cường cơ bắp và chức năng thần kinh, huyết áp và nó cũng điều chỉnh mức độ đường trong máu đã được chứng minh là gây ra chứng đau nửa đầu.

    Thực phẩm giàu magiê: Đậu đen, bông cải xanh, các loại hạt, hàu, sò điệp, sữa đậu nành, đậu hũ, nguyên hạt ngũ cốc và bánh mì.

  • 2. Vitamin B2 (Riboflavin)

    Cơ thể có một nhu cầu thường xuyên đối với vitamin B2. Vitamin B2 giúp các tế bào não sử dụng năng lượng tốt hơn và điều này sẽ hỗ trợ giảm các cuộc tấn công đau nửa đầu. Nó cũng rất cần thiết trong việc hình thành tế bào máu đỏ hỗ trợ với mức tăng trưởng sản xuất kháng thể, và tế bào hô hấp.

    Phụ nữ uống thuốc tránh thai, những người uống rượu, tập thể dục, và hầu hết tất những ai phải chịu rất nhiều căng thẳng nên bổ sung thêm loại vitamin này.

    Thực phẩm giàu B2: Pho mát, sữa, bơ, khoai tây sữa chua và ngọt.

  • 3. Vitamin B6

    Vitamin B6 rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, nhất là là xây dựng các hemoglobin (có thể mang theo oxy đi khắp cơ thể).

    Nó giúp hệ thống thần kinh hoạt động bình thường và tránh được nhiều bệnh. Phụ nữ nên sử dụng thêm vitamin này ngay trước kỳ kinh nguyệt, trong khi uống thuốc ngừa thai, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, và khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế.

    Vitamin B6 đã được sử dụng để điều trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, trầm cảm, căng thẳng tiền kinh nguyệt và chứng đau nửa đầu.

    Nguồn vitamin B6: Thịt, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, hạt và chuối.

  • 4. Vitamin B3 (Niacin)

    Vitamin B3 rất quan trọng trong quá trình sản xuất hormone giới tính trong cơ thể, nó cũng được yêu cầu bổ sung trong quá trình hô hấp của các tế bào và để lưu thông máu chính xác. Vitamin B3 giúp tăng cường bộ nhớ, điều trị các bệnh về tâm thần và cũng để hỗ trợ với sự giãn nở của các mạch máu xảy ra trong một cơn đau nửa đầu.

    Vitamin B3 có lợi trong điều trị đau đầu tiền kinh nguyệt, ù tai và chóng mặt.

    B3 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm: Gan, thịt gà, thịt bò, cá, ngũ cốc, đậu phộng và các loại đậu.

  • 5. Axit béo thiết yếu omega-3

    Axit béo omega-3 rất quan trọng cho sức khỏe tốt. Omega-3 không thể được bổ sung trực tiếp mà phải thông qua thực phẩm bổ sung.
    Omega-3 có thể được hấp thụ từ cá (đặc biệt là cá ngừ và cá hồi), và trong một số thực vật và dầu hạt.

    Lượng omega-3 đóng vai trò quan trọng trong chức năng não cũng như sự tăng trưởng và phát triển bình thường của não. Omega-3 có lợi cho những người bị căng thẳng và lo lắng, và nó cũng hỗ trợ sự cân bằng pH (sự mất cân bằng đó đã được biết là gây ra tình trạng viêm trong cơ thể).

    Thiếu hụt omega-3 có liên quan trực tiếp đến lý do tại sao bị đau đầu căng thẳng, và một số bệnh khác.

    Nguồn Omega-3: Cá, dầu cá, nhuyễn thể, loài trai có môi màu xanh lá cây, butternut, hạt lanh, trứng và một số thịt.

  • 6. Tryptophan

    Tryptophan cũng được biết đến với "trách nhiệm" tăng cường hệ thống thần kinh, đặc biệt là những người được gặp vấn đề với giấc ngủ, thư giãn.

    Cơ thể sử dụng các axit amin thiết yếu để sản xuất các protein cần thiết và tryptophan cũng là một loại thuốc giảm đau hữu ích và an toàn. Cụ thể, axit amin này sẽ giúp giảm chứng đau nửa đầu và đau răng bằng cách có vẻ như tăng ngưỡng chịu đau của một người.

    Nguồn tryptophan phong phú bao gồm: Lòng trắng trứng, đậu nành, pho mát, hạt mè, hạt hướng dương, gà tây, thịt gà, thịt bò, cá hồi, phong phú, bột yến mạch, khoai tây và chuối.

(Tổng hợp)


Comments