Có mẹo nào để cai sữa cho bé?
(Giúp bạn)
Có mẹo nào để cai sữa cho bé?
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ bé sẽ lớn nhanh và có sức đề kháng để phòng chống được bệnh. Cai sữa mẹ chỉ đơn giản là ngừng cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ nhưng bé lại được bổ sung bằng nguồn sữa khác.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào vì việc cai sữa thường phụ thuộc vào độ tuổi của bé và sự khéo léo của mẹ. Nếu người mẹ thiếu hiểu biết và chọn không đúng thời điểm, dễ xảy ra những tổn hại không đáng có.
Bé nhà mình sắp được 18 tháng tuổi, mình đang có kế hoạch sẽ cai sữa cho con. Mình đã được các chị cơ quan và mọi người xung quanh chỉ bảo hướng dẫn nhiều cách cai sữa nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Xin chia sẻ cùng các mẹ để việc cai sữa cho con trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào (Ảnh minh họa).
Cách 1 (cách này là của mẹ mình đấy!)
Ngày xưa mẹ cai sữa cho ba chị em rất đơn giản. Mẹ mình bảo chỉ cần bôi ít cao vào đầu ti, nếu con đòi bú thì trước tiên chỉ cho ngửi thôi đừng cho bé bú ngay. Bé sẽ gửi thấy mùi hăng hắc và sẽ bỏ không bú nữa. Vài ba ngày sẽ quên luôn.
Mẹ mình còn kể ngày ấy, mỗi lần mẹ vạch ti lên mình đều nói “cay lắm”…”cay lắm” và bỏ ti luôn.
Cách 2
Lưu ý: - Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương. - Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng. - Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ. - Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé. |
Ví như bạn có thể làm hề trên đầu ti như tô son, buộc sợi chỉ, buộc tóc…bé sẽ sợ và bỏ ti. Đây là cách hay và cũng rất hiệu quả vì rất nhiều chị em đã áp dụng thành công.
Cách 3
Bạn có thể tạm xa bé 2 - 3 ngày. Có thể vào các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà. Đấy cũng là cách để giúp bạn cai sữa cho bé.
Cách 4
Một số người còn giã lá lốt hay lá dâu để lấy nước uống vì sau khi uống 2 loại nước này, mẹ sẽ mất sữa. Lúc bé ti mẹ mà thấy không có sữa sẽ chán và tự bỏ.
Cách này cũng rất hiệu quả nhưng mẹ sẽ bị rát và đau đầu ti khi bé đòi bú trong những ngày đầu.
Cách 5
Mẹ bé thay vì hóa trang đầu ti hay uống nước để làm bớt sữa thì có thể chế biến cho bé các món ăn ngon, hợp khẩu vị với bé. Mẹ bé có thể làm thưa dần các bữa bú của bé. Ví như ngày bé thường ti mẹ 5 lần/ngày thì dần dần giảm xuống 3 -4 lần/ngày và 1-2 lần/ngày để thay vào đó là các bữa sữa hoặc những đồ uống, hoa quả, bữa ăn phụ cho bé.
Cách này thì khoa học hơn nhưng mẹ sẽ mất nhiều
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ bé sẽ lớn nhanh và có sức đề kháng để phòng chống được bệnh. Cai sữa mẹ chỉ đơn giản là ngừng cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ nhưng bé lại được bổ sung bằng nguồn sữa khác.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào vì việc cai sữa thường phụ thuộc vào độ tuổi của bé và sự khéo léo của mẹ. Nếu người mẹ thiếu hiểu biết và chọn không đúng thời điểm, dễ xảy ra những tổn hại không đáng có.
Bé nhà mình sắp được 18 tháng tuổi, mình đang có kế hoạch sẽ cai sữa cho con. Mình đã được các chị cơ quan và mọi người xung quanh chỉ bảo hướng dẫn nhiều cách cai sữa nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Xin chia sẻ cùng các mẹ để việc cai sữa cho con trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào (Ảnh minh họa).
Cách 1 (cách này là của mẹ mình đấy!)
Ngày xưa mẹ cai sữa cho ba chị em rất đơn giản. Mẹ mình bảo chỉ cần bôi ít cao vào đầu ti, nếu con đòi bú thì trước tiên chỉ cho ngửi thôi đừng cho bé bú ngay. Bé sẽ gửi thấy mùi hăng hắc và sẽ bỏ không bú nữa. Vài ba ngày sẽ quên luôn.
Mẹ mình còn kể ngày ấy, mỗi lần mẹ vạch ti lên mình đều nói “cay lắm”…”cay lắm” và bỏ ti luôn.
Cách 2
Lưu ý: - Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương. - Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng. - Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ. - Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé. |
Ví như bạn có thể làm hề trên đầu ti như tô son, buộc sợi chỉ, buộc tóc…bé sẽ sợ và bỏ ti. Đây là cách hay và cũng rất hiệu quả vì rất nhiều chị em đã áp dụng thành công.
Cách 3
Bạn có thể tạm xa bé 2 - 3 ngày. Có thể vào các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà. Đấy cũng là cách để giúp bạn cai sữa cho bé.
Cách 4
Một số người còn giã lá lốt hay lá dâu để lấy nước uống vì sau khi uống 2 loại nước này, mẹ sẽ mất sữa. Lúc bé ti mẹ mà thấy không có sữa sẽ chán và tự bỏ.
Cách này cũng rất hiệu quả nhưng mẹ sẽ bị rát và đau đầu ti khi bé đòi bú trong những ngày đầu.
Cách 5
Mẹ bé thay vì hóa trang đầu ti hay uống nước để làm bớt sữa thì có thể chế biến cho bé các món ăn ngon, hợp khẩu vị với bé. Mẹ bé có thể làm thưa dần các bữa bú của bé. Ví như ngày bé thường ti mẹ 5 lần/ngày thì dần dần giảm xuống 3 -4 lần/ngày và 1-2 lần/ngày để thay vào đó là các bữa sữa hoặc những đồ uống, hoa quả, bữa ăn phụ cho bé.
Cách này thì khoa học hơn nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể cai sữa cho bé.
Đấy là cách để cai sữa cho bé còn về phần mẹ thì phải làm sao đây khi dòng sữa về liên tục sẽ làm cương, tức khó chịu. Mẹ bé hãy
- Lấy lá bắp cải cho vào tủ lạnh rồi úp lên ngực, mỗi bên 1 lá hay có thể giã nát ra rồi lấy hai chiếc khăn sữa của con cho lá bắp cải vào và úp lên hai bầu ti, cách này sữa sẽ rút nhanh hơn.
- Khi sữa căng bạn có thể dùng tay hoặc máy để vắt sữa nhưng mình được tư vấn là không nên vắt kiệt chỉ nên vắt theo nguyên tắc giãn dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra, trước khi vắt sữa bạn nên lấy khăn ấm đắp lên hai bầu ngực để cho mềm rồi hãy vắt nếu không sẽ bị đau đấy.
Chúc các mẹ cai sữa cho bé thành công!