có nên Phủ nano trên thiết bị di động?

16:15 07/11/2014

(Giúp bạn)

có nên Phủ nano trên thiết bị di động?


Công nghệ phủ nano đã có từ lâu trên xe gắn máy, ô tô. Gần đây, công nghệ này lan sang các thiết bị di động như laptop, smartphone… được quảng bá với ưu điểm như: chống trầy xước màn hình, giá thành thấp,… Thực hư thế nào?


Dung dịch Nano S giá 250.000đ /lọ.

 

Nhìn chung, quyết định phủ hay không phủ nano hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích khách hàng. Do chi phí thấp, thời gian làm nhanh, hiệu quả trước mắt thấy bóng đẹp và đến nay cũng chưa thấy có các phản ứng phụ hay bất cứ khuyến cáo nào từ các cơ quan chức năng nên dịch vụ cũng phần nào thu hút được các bạn trẻ thích sự mới lạ. Đây cũng là thời điểm năm mới nên nhu cầu bảo vệ, làm đẹp các thiết bị di động cưng cũng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý, phủ thì phủ nhưng khả năng trầy xước vẫn có như phân tích bên trên. Điều cốt yếu là bạn cần chủ động bảo quản thiết bị của mình trước nhất, hãy xem phủ nano như một công cụ bảo vệ được chọn lựa thêm (có cũng được mà không cũng được) để sản phẩm của mình thêm mới, đẹp và bền.

Dễ thao tác

Đoạn video clip trên một diễn đàn công nghệ phô diễn khá chi tiết công đoạn phủ nano cho chiếc tablet. Theo đó, dùng lọ đựng dung dịch nano nhỏ vào 4 góc màn hình. Sau đó dùng vải mịn thoa đều khắp màn hình là xem như đã phủ xong lớp nano lên bề mặt tablet. Thao tác đơn giản, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, phù hợp cho tất cả các thiết bị di động, nhất là với một vài dòngđiện thoại độc, không có miếng dán màn hình phù hợp, thì công đoạn phủ nano xem chừng thuận tiện hơn rất nhiều so với miếng dán màn hình (phải cắt miếng dán màn hình theo kích cỡ phù hợp, đòi hỏi sự khéo léo, thuần thục vì nếu không dễ bị nổi bong bóng buộc phải dán đi dán lại vài lần). Bên cạnh đó, chi phí phủ nano khá rẻ. Hiện nay, chỉ cần khoảng 40.000 -50.000đ để phủ điện thoại có màn cảm ứng dưới 3.5 inch, khoảng 100.000đ cho máy tính bảng. Nhiều nơi còn chấp nhận làm tại nhà khách (có tính thêm phí) và bảo hành khoảng 1 tháng nếu bong tróc. Một số cửa hàng còn rao bán nguyên liệu phủ nano là dạng lọ như lọ thuốc nhỏ mắt với đầy đủ các thương hiệu được quảng cáo là nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Singapore. Giá sản phẩm tùy theo loại, loại có nhãn mác thì dao động từ 250.000 - 1.000.000đ có thể phủ được 10 - 15 thiết bị. Loại không nhãn mác có giá rẻ hơn, vài chục nghìn đồng cũng có hàng. Quy ra, nếu tự mua nguyên liệu loại trung bình khá về phủ thì trung bình mỗi thiết bị chỉ tốn khoảng 15.000 - 25.000đ. 

Có “hoành tráng” như quảng cáo?

Chính vì dễ thao tác cùng những lời quảng cáo hấp dẫn mà nhiều người dùng cũng muốn phủ nano cho thiết bị di động của mình. Cũng theo quảng cáo, sau khi phủ nano lên bề mặt thiết bị di động, bạn có thể dùng chìa khóa, hoặc lưỡi dao rạch vào bề mặt mà không hề làm xước mặt thiết bị. Ngay sau quảng cáo này, khá nhiều comment vào chia sẻ: “Chìa khóa hay lưỡi dao rạch vào không làm trầy màn hình nhưng nếu dùng vài hạt cát nhỏ bé lại khiến bề mặt này trầy xước”. “Chưa kể, khi người dùng bỏ chung điện thoại và chìa khóa trong túi quần, sẽ có rất nhiều cách, hướng chìa khóa cào vào mặt điện thoại và trong một số điều kiện chật chội như trong túi quần hoàn toàn có thể gây xước mặt điện thoại”… Vì sao lại như thế? Lớp phủ nano thực chất chỉ tạo màng phủ “hiệu ứng lá sen” làm trơn trượt và chệch hướng va chạm. Đối với hạt cát có độ cứng cao và hình dạng gần tròn nên không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này và có thể làm trầy lớp phủ vốn rất mỏngtrên màn hình. Lẽ tất nhiên, khi lớp phủ bị trầy, thì màn hình cũng sẽ bị trầy theo. Trong khi đó, nếu dán màn hình, khi trầy thì chỉ có lớp dán trầy chứ không trầy màn hình. Quảng cáo còn cho biết, lớp phủ nano có thời gian là 4 tháng, sau 4 tháng, lớp nano cũ sẽ phai đi, người dùng muốn tiếp tục sẽ phảiphủ lại. Trường hợp đã phủ rồi và muốn gỡ bỏ lớp phủ khi chưa đủ thời gian để lớp phủ phai thì cần phải dùng máy đánh bóng thao tác trên mặt cảm ứng của điện thoại chứ không đơn giản như tháo ra như tháo miếng dán màn hình.Vấn đề này cũng nhận được nhiều câu hỏi như: Lớp phủ nano sẽ bay đi đâu,dính vào tay và quần áo người sử dụng hay chuyển sang dạng nào khác? Lớp phủ nano đó có an toàn cho sức khỏe hay không?... Những thông tin này chưa thấy người bán nào đề cập. Đa số đều rao là sau khi phủ dùng dao, chìa khóa rạch vào màn hình sẽ không bị trầy xước… nhưng chưa cửa hàng nào dám khẳng định và “bao” trầy một cách cụ thể. Các thông tin đều khá chung chung như lớp phủ chắc chắn, đụng vào vật sắt, nhọn không bị trầy…Điều quan trọng là nếu công nghệ này tiên tiến như vậy,  đơn giản như vậy và chi phí không cao thì tại sao các hãng lớn như Apple, Samsung, Sony, LG... không ứng dụng trên sản phẩm của họ?

 

HP Veer bóng như gương sau khi được phủ nano.

Có nên làm “chuột bạch”?

Để kiểm chứng thực hư quảng cáo cũng như dùng thử sản phẩm thế nào, người viết đã tiến hành mua loại Nano S 250.000đ /lọ về trải nghiệm thử (sản phẩm có vỏ hộp đầy đủ do công ty ngụ quận Bình Thạnh nhập khẩu và phân phối). Đây cũng là sản phẩm được nhiều người mua dùng do giá thành hợp lý, có nhãn mác rõ ràng. Vỏ hộp ghi thông tin nhà phân phối khá rõ nhưng lại không công bố thành phần hóa chất. Phần hướng dẫn sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt. Đi kèm lọ dung dịch là 1 miếng khăn mềm và một miếng mút. Lấy sản phẩm ra, dung dịch được đựng trong lọ nhỏ nhưng không đầy, chỉ có nửa chai. Bóc nilông lọ dung dịch ra cảm nhận có mùi hôi và rất dễ bay hơi. Thử thực hiện trên 2 điện thoại cảm ứng: LG Optimus One màn hình trầy xước nhiều và trên HP Veer còn mới. Thao tác rất dễ, nhỏ dung dịch vào màn hình và sau đó dùng vải mềm lau khắp màn hình, công đoạn đơn giản như lau vệ sinh màn hình. Kết quả thử nghiệm: Màn hình Optimus One đã trầy xước thì hầu như không thấy có tác dụng gì, chỉ thấy bóng hơn một chút, chạm vào thì trơn hơn. Đối với HP Veer, khi tháo miếng dán màn hình cũ ra, vệ sinh sạch sẽ để phủ nano lên thì thấy bóng như gương, rất đẹp. So với việc dán màn hình thì miếng dán không có độ sáng bóng, mượt mà bằng. Vì vậy, nếu muốn phủ nano, chỉ nên phủ trên mặt màn hình thiết bị di động còn mới, chưa trầy xước. Đã xước rồi thì không che được vết xước, chỉ có tác dụng làm bóng hơn màn hình cũ. Với riêng màn hình còn mới thì có hiệu quả bóng đẹp, giảm trầy xước trước mắt. Về lâu dài khi lớp nano bay dần thì chắc chắn khả năng giảm trầy xước sẽ giảm đáng kể.


Comments