Có thai, ăn gì để khỏe?

15:51 07/11/2014

(Giúp bạn)

Có thai, ăn gì để khỏe?


Việc ăn uống của người mẹ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thai nhi, nhau thai, khối lượng máu, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Vì vậy, trong thời kỳ có thai,  người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Về chế độ ăn uống

Chế độ ăn cần tăng thêm năng lượng: Khi có thai, ngoài nhu cầu năng lượng cho người mẹ còn phải cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, nhất là thời kỳ 3 tháng cuối (2.550Kcal/ngày), như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày 350 Kcal (khoảng 1 bát cơm đầy).

 

Bổ sung chất đạm (protein) và chất béo: Ngoài cơm (và các lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng và  lạc. Đây là những thức ăn có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Chất đạm động vật đáng chú ý là từ các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… và có điều kiện nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa… Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày (đạm có chất lượng cao từ thịt, cá, trứng tương đương như sau: 100g thịt lợn, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng/ngày là đủ…). Nếu có điều kiện các bà mẹ nên uống bổ sung sữa (400-500ml) tốt nhất sữa bà bầu hoặc sữa đậu nành.

Khi mang thai bà mẹ nên bổ sung DHA, một chất béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Các bà mẹ có thai bổ sung DHA có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé và giúp bé chống chọi với cảm lạnh. DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Một số sản phẩm sữa bà bầu hiện nay cũng bổ sung thành phần DHA.

Bổ sung các chất khoáng

Các chất khoáng và vi khoáng là các vi chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng.

Canxi: Khi mang thai, bên cạnh nhu cầu canxi bình thường để cho hoạt động của cơ thể và để giúp xương vững chắc, người mẹ cần thêm canxi để cung cấp cho thai nhi tạo ra xương và mầm răng. Cơ thể người mẹ cần một lượng canxi gấp đôi lúc bình thường (nhu cầu 1.000mg/ngày). Thai càng lớn càng đòi hỏi phải cung cấp nhiều canxi. Nếu cơ thể người mẹ không đáp ứng được sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt canxi. Vì thế, trong ăn uống nên chú ý tới các loại thức ăn có nhiều canxi, phospho như tôm, cua, cá, trứng, phomai, sữa, các hạt họ đậu, rau xanh…

Sắt: Khi có thai, người mẹ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới thai nhi, có thể gây sảy thai, đẻ non, sinh con có cân nặng sơ sinh thấp và tai biến sản khoa như chảy máu sau sinh. Nguồn sắt từ cơ thể mẹ sẽ truyền sang con, điều này không chỉ tăng cường tốt sức khỏe cho mẹ mà còn là một cách có hiệu quả phòng chống thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ em sớm ngay từ thời kỳ bào thai. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng, lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt quá trình mang thai. Vì lý do này, bà mẹ có thai cần được uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Kẽm: Kẽm tham gia vào nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cần 10-20mg kẽm mỗi ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, đặc biệt là hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và khó hấp thu hơn.

Bổ sung các vitamin

Cần đặc biệt chú ý tới vitamin A, D, B1 và acid folic, các vitamin này cần thiết cho các chức năng chuyển hóa bình thường của cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng tế bào và tổ chức, chúng cũng giúp phòng chống táo bón.

Vitamin A: Người phụ nữ có thai cần được đảm bảo đủ vitamin A trong suốt thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, người mẹ cần đủ vitamin A để cung cấp vitamin A cho con qua sữa. Sữa, gan, trứng… là nguồn cung cấp vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Vitamin D: vitamin D giúp cho sự hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất canxi, phospho. Khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ vì chỉ khoảng 20% lượng canxi trong thức ăn  được hấp thu. Nhu cầu vitamin D 200 IU/ngày

Vitamin B1: Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Để có đủ vitamin B1 nên ăn gạo không xay sát kỹ quá, bị mục, bị mốc, nên ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù.

Acid folic (B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt là trong những tuần lễ đầu tiên. Nếu thiếu có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần B9 gấp nhiều lần so với lúc bình thường, trong khi đó với dưỡng chất này cơ thể lại không tích trữ được vì vậy cần phải cung cấp đều đặn. Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm như: mồng tơi, cải xanh, cải cúc, lạc, hạt dẻ...

Ngoài ra, một số vitamin khác như vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ thức ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong quả chín, rau xanh. Vitamin C dễ bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng nên hoa quả chín, nước ép trái cây, rau xanh sẽ là nguồn cung cấp quan trọng.

TS.BS. Cao Thị Hậu


CÔNG TY PHÒNG KHÁM ĐẠI GIA ĐÌNH DAIBIONối tiếp dòng dõi lịch sử họ Lê với các Hoàng Đế Khai Quốc như Hoàng Đế Lê Thái Tổ, Hoàng Đế Lê Thánh Tông..., họ Lê Ngũ chi tại Sơn An Hương Sơn Hà Tĩnh cùng họ Nguyễn Khắc (dòng họ vợ Bác Sỹ Lê Khánh Đồng) có nhiều người làm Nghề Y uy tín như Lương Y Hàn Lâm Viện Lê Nguyễn Lệ, Tham Biện Tiểu Phủ Sứ Lê Kinh Hạp, Tham Tri Bộ Lễ Lê Quý Bác, Hoàng Giáp Thượng Thư Nguyễn Khắc Niêm, BS. Nguyễn Khắc Viện, Lương Y Lê Khánh Quyền, BS. Lê Khánh Đồng, GS. BS. Lê Kinh Duệ, Đại Tá BS. Lê Khắc Thiền, GS. DS. Lê Khánh Trai... Đây là những người đặt nền tảng cho con cháu tiếp nối truyền thống Y Học hơn 300 năm.Gia đình họ Lê Khánh thông gia với gia đình GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. Ban cùng các con sáng lập Công Ty Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Đại Gia Đình DAIBIO. Đại Gia Đình DAIBIO đã tập hợp Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ, Lương Y, Dược Sỹ, Kỹ sư để phát triển truyền thống Đại Gia Đình Nghề Y trên 300 năm. Đại Gia Đình DAIBIO theo đuổi mục tiêu: Bệnh Nhân làm Trung Tâm, Khoa Học làm Động Lực, Chất Lượng để Đảm Bảo http://www.Daibio.com.vnhttp://www.youtube.com/Daibiocompanyhttps://www.facebook.com/DaibiovietnamCác thuốc cùng Dầu Gội Tắm Đông Y Daibio và 893 ở Công ty Phòng Khám Đại Gia Đình DAIBIO có được kê đơn và sử dụng rất nhiều ở tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội ở địa chỉ 79B Nguyễn Khuyến - Đống Đa - Hà Nội nên cũng rất thuận tiện để ra trực tiếp Hiệu thuốc trong Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội mua cho yên tâm chữa bệnh.DẦU GỘI TẮM ĐÔNG Y DAIBIO phù hợp với người có tóc xơ, khô; có tác dụng như Dầu 893 đối với người có tóc xơ; người bị vẩy nến, ngứa khi dùng sẽ thấy dễ chịu.Số Đăng Ký của Bộ Y Tế 23/12/CBMP-HDDẦU GỘI TẮM ĐÔNG Y 893phù hợp người tóc dầu, bết; trị mụn rôm sẩy, ngứa, rửa tay chân cho người bị á sừng, tổ đỉa, rửa mặt ở người bị trứng cá, mụn, mồ hôi dầu, trời lạnh bị mẩn ngứa khi dùng sẽ giảm. Số Đăng Ký của Bộ Y Tế: 01/12/CBMP-HTĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO DAIBIOLần đầu tiên tại Việt Nam, sau thời gian nghiên cứu miệt mài trong nhiều năm, GS. VS. TSKH. Đái Duy Ban cùng với các nhà nghiên cứu uy tín và đội ngũ các nhà khoa học của Công Ty Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Đại Gia Đình DAIBIO đã tìm ra giống Đông Trùng Hạ Thảo của Việt Nam và nhân nuôi được thành công giống Đông Trùng Hạ Thảo tại Việt Nam Cordyceps sinensis và phát triển thành Đông Trùng Hạ Thảo Daibio Đông trùng hạ thảo Daibio hoàn toàn do rất nhiều nhà khoa học cùng với đội ngũ viện sỹ, giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư ở Công Ty Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Đại Gia Đình DAIBIO có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất trong nước mà hoàn toàn không nhập khẩu bất cứ thứ gì ở nước ngoài về. Việc nghiên cứu Đông trùng hạ thảo Daibio đã nhận được giấy khen đạt thành tích trình bày triển lãm khoa học xuất sắc trong hội nghị sinh học y học toàn quốc lần 2 của Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường và Trường Đại Học Y Khoa ngày tháng 9/2010. Ngày 26/5/2011, đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã phát sóng việc lần đầu tiên ở Việt Nam phát hiện và nhân nuôi thành công Đông Trùng Hạ Thảo của GS. Ban cùng cộng sự ở công ty Daibio. Ngày 8/5/2012 và 20/5/2012, Đài truyền hình Hà Nội 1 cũng đã phát sóng trên 2 chuyên mục riêng biệt về Đông Trùng Hạ Thảo Daibio. Báo Gia Đình & Xã Hội số xuân Nhâm Thìn 2012 đã dành 4 trang giấy, Bộ Y Tế, NXB Y Học viết về Đông Trùng Hạ Thảo Daibio của GS. Đái Duy Ban Công Ty Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Đại Gia Đình DAIBIO.THUỐC CHỮA DẠ DÀY DAIVIDATHÀNH PHẦN: Đông Trùng Hạ Thảo, Đẳng sâm, Lá khôi, Lá dạ cẩm, Nghệ vàng, Khổ sâm, Cam thảo, Tá dược vừa đủ.SẢN PHẨM ĐÃ ĐƯỢC CẤP SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA BỘ Y TẾ VIỆT NAM LƯU HÀNH TOÀN QUỐCCÔNG DỤNG:Hỗ trợ làm lành dạ dày và tá tràng cấp – mạn tính bao gồm viêm loét đau thực quản, dạ dày hành tá tràng, viêm loét phù nề hang vị, môn vị, thượng vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Dùng kết hợp tốt với các loại thuốc chữa viêm loét đường tiêu hóa.CÔNG TY PHÒNG KHÁM CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẠI GIA ĐÌNH DAIBIO Địa Chỉ: Số 38 Ngõ Thái Thịnh 1, Quận Đống Đa, Hà NộiĐiện Thoại: 84 - 04 - 6275 4799 Fax: 84 - 04 - 6275 4729Liên Hệ Y Tế Trực Tiếp: 84 - 098 220 7805Email: [email protected] Website: http://www.Daibio.com.vn http://www. Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam.Com Hỗ trợ Y Tế Khoa Học Công Nghệ:VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM cùng RẤT NHIỀU BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM, HIỆU THUỐC và CÁC CÔNG TY DƯỢC UY TÍN

Comments