Đặt tên tây ở nhà độc lạ cho con trai và con gái
(Giúp bạn)
Tên ở nhà độc và lạ đặt cho bé theo tên tây hoặc tên dân gian hoặc theo tử vi ngày càng được các gia đình Việt Nam quan tâm và chú trọng.
Cách đặt tên con hợp tử vi năm 2014 các mẹ tham khảo nhé!
Em bé sinh ra thường có 2 tên sẽ đi theo suốt cuộc đời: tên ở nhà và tên trong giấy khai sinh. Đặt tên cho bé trong giấy khai sinh thường do ông bà đặt cho, còn đặt tên cho con ở nhà thường là chính cha mẹ của bé.
Ngày nay, ngoài tên trong giấy khai sinh, tên ở nhà cho con cũng được rất nhiều gia đình quan tâm. Với họ, tên gọi ở nhà của con thể hiện một sự gần gũi, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và ước mong về sau khi con trưởng thành.
Danh sách tên ở nhà thường đặt cho bé cho các mẹ tham khảo :
Tên ở nhà theo trái cây và củ quả: Bé Mít, Ổi, Sơ ri, đào, Nhãn ,Mận, Bí, Su hào, Khoai, Na, Bắp cải, Cà chua, Hồng
Tên ở nhà theo động vật dễ thương: Thỏ, Nhím, Sóc, Cò, Vẹt, Cua, Bống, Chuột,
Tên ở nhà theo tiếng Anh: Bin, Bo, Bond, Tom, Sue, Bee, Shin, Bim, Bon, Ken, Bi,
Tên ở nhà các ông bà xưa thường đặt để dễ nuôi: Mén, Tí, Ty, Bông, Tít, Tót, Cún, Bống, Tủn,
Tên ở nhà theo các hãng nước ngoài: Vaio, Sony, Apple, Coca, Pepsi,
Tên ở nhà theo nhân vật truyện tranh: Suka, Doremon, nobita, tép pi,
Tên ở nhà của dân nhậu: Cu Lít, Cu Can, Xị,
Tên ở nhà theo tên Tổng Thống: Putin,
Tên ở nhà theo nốt nhạc: Đô, Rê , Mi , Fa, Sol, La, Si
Hiện nay, xu hướng đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài đang được nhiều phụ huynh coi là “mốt”. Họ thường dùng những nick name như Jack, Jennifer, Andy, Tommy, Elly, Channel… để gọi con, riết rồi thành quen. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến những câu chuyện bi hài về tên "TÂY".
Vợ chồng chị Nguyễn Hoàng Yến vốn là dân tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ, sau này lại làm việc trong môi trường nhiều người nước ngoài nên có lối sống khá “Tây”.
Từ khi con còn nhỏ, vợ chồng chị Yến đã gọi bé là Precious (sự quý giá), như một cách thể hiện tình cảm với cô con gái rượu. Hơn nữa, chị muốn con mình có một cái tên tiếng Anh trước khi bước vào môi trường giáo dục quốc tế.
Mặc dù, tên trong giấy khai sinh của cô bé là Phương Anh, nhưng nick name “Precious” lại trở nên quen thuộc hơn với cô bé tới mức bất cứ ai gọi không đúng cái tên này, Phương Anh đều tỏ vẻ khó chịu.
“Mẹ phải dùng tên tiếng Anh của con khi đăng ký để cô giáo và các bạn biết nhé!”, bé Phương Anh (5 tuổi) giao hẹn với chị Yến trước khi hai mẹ con đến đăng ký một lớp học múa ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Trước thái độ trên của đứa trẻ, bà ngoại bé Phương Anh không ít lần phàn nàn với vợ chồng chị Yến: “Các con nên gọi tên thật của con bé, chứ mẹ thấy gọi tên tiếng Anh chẳng ra làm sao. Cháu có tên tiếng Việt sao cứ phải gọi bằng tên tiếng Anh. Bố mẹ già rồi nên mỗi lần gọi tên cháu cứ líu hết cả lưỡi, không gọi đúng tên thì con bé khóc”.
Hiện nay, xu hướng đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài đang được nhiều phụ huynh coi là “mốt”. Họ thường dùng những nick name như Jack, Jennifer, Andy, Tommy, Elly, Channel… để gọi con, riết rồi thành quen.
Điều đáng nói, những cái tên “Tây” mà bố mẹ đặt cho trẻ đã trở nên quen thuộc và được hầu hết các em sử dụng ở trường, được bạn bè, thầy cô gọi.
Cô bé Vũ Thu Trang, 8 tuổi, hiện đang học ở một trường tiểu học quốc tế nằm trong khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ khoe: “Trên nhãn vở, nick yahoo, tài khoản Facebook đều được em đặt tên là Gabriel Vũ vì em thích cái tên này. Hơn nữa, do trường của em là trường quốc tế, nên thầy cô muốn chúng em đổi tên tiếng Anh cho dễ gọi”.
Rắc rối ở chỗ Thu Trang cũng muốn tất cả mọi người phải gọi mình bằng tên nước ngoài kia. Thậm chí trong những buổi sinh hoạt hè trong khu phố, Trang ghi luôn tên Gabriel vào danh sách đăng ký khiến các anh chị phụ trách đoàn đội cũng lúng túng.
Đôi khi, việc chọn tên ở nhà của bé cũng gây tranh cãi cho các thành viên trong gia đình: Một thành viên có nick Chonchonxxx trên một diễn đàn trẻ thơ kể, khi có bầu, vợ chồng chị định sẽ gọi con là MonMon và Chin Chin, gần giống với nickname của bố mẹ. Sau đó, ông xã chị cho là tên này khó gọi, muốn đặt con là Bư (nhân vật Ma Bư trong chuyện Bảy viên ngọc rồng), nhưng khi kể cho ông bà ngoại nghe thì bị phản đối vì các cụ cho rằng Bư nghe như con gà bư thóc.
Tiếp theo, hai vợ chồng chị nghĩ ra tên Củ Tỏi – một gia vị không thể thiếu trong món cơm gà hai người thích, và nghĩ gọi như vậy thì con sẽ không sợ ma.”Chồng mình còn tính sau này búi tóc củ tỏi cho nó, rồi tưởng tượng ra cảnh mình nấu ăn, bảo chồng đưa cho củ tỏi thế là có một Củ Tỏi chạy lũn chũn vào. Mình cũng tính luôn gọi bé sau là Hành Phi”, bà mẹ trẻ kể.
Khi thấy vợ chồng chị nói chuyện với em bé trong bụng bằng tên này, ông bà kịch liệt phản đối vì cho rằng nó liên quan đến cụm từ “Ngủm củ tỏi”. Vậy là một loạt các tên khác lại được nghĩ ra: Guru, Gugu, Rugu (có nghĩa là con Kanguru vì bé được hình thành ở Australia) rồi Bơ Gơ… nhưng vẫn không vừa ý ông bà.
Vì quen gọi tên ở nhà của bé mà nhiều khi chính người trong gia đình “quên” cả tên thật của con: Hai tuần trước, đưa cậu con trai 10 tháng tuổi đi tiêm phòng, chị Kiều (Cầu Diễn, Hà Nội) không phản ứng gì khi cô nhân viên y tế gọi tên bé Nguyễn Hải Phong, cho tới khi ông xã níu tay nhắc “Bế con vào đi em”. “Từ lúc con còn trọng bụng tới giờ mình đã quen gọi bé là Bờm rồi, nên khi người khác gọi tên trong giấy khai sinh thì lại nghĩ thầm ‘không biết mẹ nào đưa con đến tiêm không ngồi đợi còn đi đâu”, chị Kiều kể.
Còn anh Quang (Đặng Tiến Đông, Hà Nội) mới đây đến trường mầm non đón hai cháu hộ chị gái, khi cô giáo hỏi anh đón bé nào, anh nói tên Sò và Hến thì cô ngẩn người vì trong lớp không có bạn nào như vậy. Cho tới khi anh phải ghé hẳn vào trong lớp, nhìn mặt các cháu và gọi to thì cô mới biết đó là hai bạn Thảo My và Thảo Trang.
“Ở nhà có bao giờ gọi tên khai sinh của cháu đâu nên không nhớ. Cái tên Sò, Hến cũng do chính mình đặt, nghe lạ lạ, dễ thương, nên chỉ nhớ tên đó thôi”, anh Quang kể.
Nếu như tên khai sinh thường được chọn sao cho đẹp, chứa đựng những kỳ vọng, mong ước của bố mẹ về tương lai của con, thì đa số các cặp vợ chồng trẻ đặt tên ở nhà cho con dựa trên yếu tố ngộ nghĩnh, dễ thương, và độc đáo. Tuy nhiên, không phải cái tên nào cũng khiến trẻ thích và thấy thân thương.
Chị Hải Linh, giáo viên một trường tiểu học ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, khi đi học vẫn được bố mẹ và bạn bè gọi bằng tên ở nhà, nhiều em thấy thân quen và vui, nhưng không ít trẻ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ, nhất là những cái tên quá “độc”.
Theo chị, bố mẹ không nên đặt tên ở nhà cho con bằng những cụm từ dài, bởi thường khi quen gọi, mọi người sẽ chỉ đọc chữ cuối, ví dụ như Cà Rốt thành Dốt, Oliver là Vơ, Cà Pháo thành Pháo… Nhiều gia đình lại chọn tên cho con liên quan đến giới tính của bé. Chẳng hạn các bé trai là: Cò, Cu, Ngẩu, Chim, bé gái là Hĩm, Dím, Bím, Tẹt… Điều này không nên chút nào vì có thể khiến trẻ bị bạn bè trêu chọc, chính các con khi lớn hơn sẽ xấu hổ, tự ti…
Tên ở nhà cho con là vô cùng quan trọng
Muôn kiểu đặt tên Tây ở nhà cho bé yêu của gia đình sao Việt
Thường thì các gia đình người Việt rất thích đặt tên ở nhà cho bé yêu của mình theo kiểu Tây, vừa dễ thương, vừa dễ nhớ. Điểm danh muôn kiểu đặt tiên tây của các bà mẹ showbiz Việt nhé!
- Gia đình Kim Thư & Phước Sang đặt tên cho 2 con trai 2 cái tên ở nhà cực kì “kêu” là Dollar (Phước Quang) và Euro (Phước Thịnh).
- Bà mẹ đơn thân Kim Hiền gọi cậu con trai của mình Đinh Nguyễn Gia Khiêm là Sonic ở nhà. Kim Hiền luôn cố gắng bù đắp sự thiếu hụt tình cảm của con bằng việc luôn ở bên cạnh con.
- Con trai Hồ Ngọc Hà sinh ngày 21/6/2010, tên thật là Nguyễn Quốc Hưng và ở nhà cũng như ở trên mạng mọi người hay gọi bé là Subeo.
- Nàng thiên nga của làng múa Việt Nam, Linh Nga đặt tên ở nhà cho bé Nguyễn Khánh Linh Linh là Luna.
- MC Diệp Chi đặt tên con gái với một cái tên cũng rất “kêu” và rất…nam tính “Su-mô”. Bé Su-mô trông rất là bụ bẫm và khỏe mạnh đúng như tên gọi của bé.
- Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh gọi tên bé Tuệ Lâm ở nhà là Bella. Cả tên thật và tên ở nhà đều rất đẹp. Đúng như tên gọi, Bella trong rất đáng yêu và xinh xắn và có vẻ đẹp rất Tây.
- Người mẫu Vũ Thu Phương đặt tên con ở nhà là một cái tên rất nữ tính, Anna. Tên thật của bé cũng không kém phần nữ tính là Ngọc Anh
- Dù là con của Ngô Kiến Huy nhưng bé Minh Trí vẫn mang họ của Thụy Anh và gọi bé con là Jacky Minh Trí.
- Mỹ Lệ cũng sinh hai cô công chúa xinh, bé lớn là Janet Mỹ Anh (tên thân mật là Misa) và bé út là Jennifer Mỹ Uyên (tên thân mật là Misu).
- Bé Bảo Tiên nhà Trương Ngọc Ánh – Trần Bảo Sơn còn được biết tới với cái tên là Devon. Cô bé rất lém lỉnh, hài hước và chững chạc.
- Bé Rio – con trai đầu lòng của ca sĩ Lý Hải và hot girl Minh Hà tên thật là Nguyễn Hạo Nhiên còn công chúa thứ 2 của anh tên là Nguyễn Hà Hải My tên thân mật là Cherry.
- Con trai đầu lòng Nguyễn Xuân Lâm của Ốc Thanh Vân chào đời vào ngày 13/6/2011, tên thân mật là Coca còn con gái út Nguyễn Linh Đan của cô ra đời vào ngày 6/4/2013, tên thân mật là bé Cola.
Hồ Ngọc Hà và con trai Subeo
Nếu tâm lý “sính ngoại” ăn sâu, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng Tây không ra Tây, ta không ra ta, lai căng pha trộn và rất khó chấp nhận.
Phó giáo sư Văn Như Cương cũng cho rằng việc cha mẹ đặt tên “Tây” cho con và bản thân trẻ cũng thích cái tên này do xuất phát từ tâm lý sính ngoại. Nhiều đứa trẻ vì thần tượng một diễn viên, ca sĩ nước ngoài nên muốn đặt tên mình giống như vậy. Mặt khác, xu hướng phim ảnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các em.
“Tuy nhiên trong truyền thống người Việt ta, cái tên không chỉ là để gọi, để phân biệt người này với người khác mà còn chứa đựng biết bao sự mong muốn, sự kỳ vọng của ông bà cha mẹ, và thể hiện bản sắc của dân tộc”. Theo ông Cương, về điểm này tên nước ngoài nghe thì vui tai, nhưng không thể hiện được cảm xúc, không tạo ra sự thân mật, gắn bó như thế.
Tham khảo thêm tên con hay và ý nghĩa theo năm 2014 các mẹ nhé!