Dấu hiệu bệnh tật qua lượng kinh nguyệt hàng tháng như thế nào?
(Giúp bạn)
Làm sao để bắt được bệnh tình qua lượng kinh nguyệt hàng tháng? Lượng kinh nguyệt như thế nào là hợp lý?
Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật đấy nhé!
Kinh nguyệt quá ít
Những người có thời gian “đèn đỏ” dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như thiếu máu, mắc bệnh gan, đái đường, sán hút máu, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung, không chú ý vệ sinh kinh nguyệt…
Bên cạnh đó, việc não bộ bị căng thẳng, đau khổ, phiền não, cơ thể bị lạnh quá hoặc nóng quá, bị dầm mưa lạnh, phải lao động mệt mỏi… cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ít.
Kinh nguyệt quá nhiều
Lượng kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 100ml hoặc thời gian “đèn đỏ” quá 7 ngày. Nguyên nhân của điều này thường do màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung… gây nên.
Ngoài ra, kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể do bệnh ở các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các căn bệnh về máu… hoặc do vệ sinh vùng kín chưa tốt trong thời gian “đèn đỏ”, tinh thần căng thẳng… Do đó, các bạn cần chú ý tới lượng kinh nguyệt mỗi tháng của mình để có cách xử lý kịp thời và tránh tình trạng mắc bệnh trầm trọng nhé!
Kinh nguyệt thất thường
Kinh nguyệt thất thường, có lúc ra ít, nhưng có lúc lại ra quá nhiều có thể là do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan…
Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý như thiếu chất đạm, vitamin (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, nước ngọt có ga…
Cách đối phó với tình trạng kinh nguyệt không đều
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh trong bữa ăn, đồng thời uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Thường xuyên vận động với các bài thể dục thể thao để giúp máu lưu thông tốt hơn và rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia các hoạt động lành mạnh, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.
- Đặc biệt, khi kinh nguyệt có hiện tượng không đều, các bạn cần đến kiểm tra tại các cơ sở y tế để phát hiện và chữa trị kịp thời nếu mắc bệnh nhé!