Hướng dẫn cách giảm nguy cơ ung thư "núi đôi"
(Giúp bạn)
Hướng dẫn cách giảm nguy cơ ung thư "núi đôi"?
Để tránh được loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong cho các chị em phụ nữ, bạn nên kiểm soát một số yếu tố sau nhằm giảm nguy cơ phát triển bệnh này.
- 1
Chế độ ăn lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là biện pháp rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư của bạn.Ăn thêm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của bạn. Những thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể liên kết với quá trình phát triển ung thư.Giảm ăn các thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt, đồ ăn nhanh để có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết và tuyến tiền liệt. Những thực phẩm này cũng nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.Không uống rượu: Các nghiên cứu cho thấy, uống rượu với số lượng nhiều và thường xuyên có thể làm tăng lượng estrogen của bạn. Từ đó một số khối u vú chứa estrogen sẽ trở nên nhạy cảm hơn và tăng nguy cơ các tế bào trong mô sẽ trở thành ung thư.
- 2
Duy trì trọng lượng cơ thể
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh cũng là điều quan trọng để giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường.Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ của ung thư vú cao hơn gấp bốn lần.
- 3
Thường xuyên tập thể dục
Một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối quan hệ giữa tập thể dục vừa phải cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Tập thể dục thường xuyên vừa giúp chống bệnh béo phì cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Theo đó những bài tập như aerobic, bơi lội, đi bộ nhanh, chạy bộ rất tốt để chị em kết thân với 30 phút mỗi ngày và thực hiện ít nhất 5 ngày một tuần.
- 4
Ngưng hút thuốc lá
Khói thuốc lá mang chất gây ung thư mà có thể làm tích tụ trong chất lỏng quanh núi đôi. Do đó, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và phổi.
- 5
Cho con bú nếu có thể
Là mẹ, bạn nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Bởi vì nhiều bằng chứng chứng minh những chị em cho con bú sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng 7% so với những chị em không cho con bú sữa mẹ
- 6
Thăm khám núi đôi thường xuyên
Để kiểm tra núi đôi, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để loại trừ bệnh ung thư vú thường xuyên. Chẳng hạn như: chụp quang tuyến vú mỗi năm và kiểm tra núi đôi định kỳ để đảm bảo rằng ngực của bạn được khỏe mạnh.
Nói chung các chị em nên chụp quang tuyến vú mỗi năm 1 lần nếu bạn từ 40 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, tự khám núi đôi của bạn thường xuyên mỗi tuần.
- 7
Ngủ trong phòng tối
Đây là một trong những cách tốt nhất để quản lý căng thẳng cho bạn trong suốt cả ngày. Ngủ đủ giấc và sâu giấc sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi, sửa chữa, hàn gắn các tổn thương, xóa tan mệt mỏi. Bạn nên ngủ 7 giờ mỗi đêm để có sức khỏe khỏe mạnh.
Ngủ trong một căn phòng tối hoặc phòng có ánh sáng nhẹ sẽ khuyến khích việc sản xuất hormone melatonin, làm giảm nguy cơ ung thư vú.
- 8
Liệu pháp hormone thay thế
Liệu pháp hormon thay thế (HRT) đôi khi được quy định cho một số phụ nữ như một biện pháp để làm giảm sự khó chịu liên quan đến triệu chứng mãn kinh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ sử dụng liệu pháp HRT trong 5 năm trở lên cho thấy nguy cơ bị ung thư vú giảm hơn nhiều lần so với những phụ nữ không bao giờ sử dụng biện pháp này.
- 9
Tránh hoá chất và môi trường độc hại
Thực tế có tới 75% tất cả các trường hợp ung thư được gây ra bởi các yếu tố môi trường và lối sống.
Ví dụ, một số hóa chất độc hại được tìm thấy trong một số sản phẩm nhựa, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc trừ sâu … rất có hại cho sức khỏe con người và có thể gây nguy cơ ung thư núi đôi.
Uống đủ vitamin D
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ có mức vitamin D cao sẽ có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn.
Hầu hết các chị em đều có thể nhận được vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời và qua chế độ ăn uống. Một số chị em nhận được vitamin D bằng cách uống các sinh tố.
Nguồn thực phẩm tốt nhiều vitamin D bao gồm sữa, trứng, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi và ngũ cốc …
Chào Quỳnh Mai.
Trước hết cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chuyên mục của chúng tôi. Về câu hỏi của chị, chúng tôi xin đưa ra một bài viết để chị tham khảo.
Những phản ứng thường gặp
Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng… nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu nói chung để điều trị.
Những phản ứng ít gặp
Những phản ứng tổng hợp ở tâm não khi đặt vòng tránh thai
Có một số rất ít phụ nữ, trong khi đặt vòng tránh thai, do tinh thần căng thẳng hoặc kích thích ở chỗ đặt vòng quá mạnh (như khi mở rộng cổ tử cung), có thể xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não, có biểu hiện là sắc mặt tái xanh, đầu váng, ngực tức, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí mồ hôi toát ra như tắm, huyết áp hạ, kèm theo tim đập quá chậm, nhịp đập của tim rối loạn và hàng loạt những biểu hiện có tính hưng phấn của thần kinh mê tẩu lên quá cao. Người bị nghiêm trọng có thể phát sinh rối loạn khí huyết dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể gây lên co giật. Phản ứng tổng hợp này trên lâm sàng tuy rất ít phát sinh, nhưng cũng không thể xem thường được. Nói chung khi đó chỉ cần tiêm chậm vào tĩnh mạch 0.5 mg thuốc Atropin, sau 5 phút là có thể chuyển biến tốt, nếu quan sát trong 1 giờ chưa thấy có chuyển biến tốt thì cần phải lấy vòng tránh thai ra.
Kinh nguyệt khác thường
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15 – 20 %, đây thường là nguyên nhân phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai. Những tác dụng phụ này thường phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên đặt vòng, dần dần chúng sẽ không còn nữa. Hiện nay, giới nghiên cứu chưa tìm rõ được nguyên nhân dẫn đến xuất huyết nhưng có thể, chúng liên quan đến những vấn đề sau: Màng trong tử cung bị vòng chèn ép, mài mòn làm cho gian chất xuất huyết, thành huyết quản xung quanh tăng thêm có tính thông suốt; nồng độ của thuốc kích hoạt của Fibrinogen của màng trong tử cung tăng cao, làm cho hoạt tính nhỏ mịn dễ tan ra; sự tổng hợp và phóng ra của prosta-galandin tăng lên. Các nhân tố đó dẫn đến huyết quản mở rộng, máu chảy tăng mạnh, ức chế tác dụng đông máu của tiểu cầu và fibrin, cho nên lượng kinh nguyệt tăng nhiều.
Những người triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị. Nếu lượng kinh nguyệt tăng lên gấp 2 lần so với trước khi đặt vòng, chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn chỉ còn từ 20 ngày trở lại hoặc ngày kinh kéo dài trên 9 ngày (dễ dẫn đến thiếu máu…) thì có thể điều trị theo triệu chứng. Nếu uống thuốc điều trị và quan sát từ 3 đến 6 tháng mà không thấy cầm máu thì có thể phải đến bệnh viện để tháo vòng và thay bằng một vòng khác hoặc thay việc dùng vòng bằng một biện pháp tránh thai khác.
Bụng dưới chướng đau và vùng thắt lưng đau mỏi
Là do sau khi đặt vòng tử cung co rụt gây nên, có khi cũng có thể do vòng quá lớn hoặc vị trí xê dịch đến phần dưới tử cung gây nên.
Những trường hợp nhẹ không cần điều trị, dần dần họ sẽ thích ứng nhưng những trường hợp nặng thì cần điều trị dựa trên triệu chứng bệnh. Những trường hợp đã điều trị triệu chứng nhưng bụng vẫn chướng và thắt lưng vẫn mỏi, bệnh không thuyên giảm thì cần thay vòng tránh thai bằng một phương pháp tránh thai khác hoặc thay đổi cỡ loại vòng. Nếu qua siêu âm B mà thấy nguyên nhân đau là do vòng bị dịch chuyển xuống thì cần chỉnh sửa lại vị trí của vòng. Ngoài ra cơn đau còn có thể do thiếu progesterone hay do sự gia tăng các prostaglandin, cũng có khi là dấu hiệu của một biến chứng nào đó. Nhìn chung với những trường hợp nặng bạn cần đi khám để được hướng dẫn và điều trị.
Chất dịch trắng (bạch đới) tăng nhiều
Vòng tránh thai có thể gây nên chứng viêm không có vi khuẩn trong tử cung và những phản ứng có vật lạ, cho nên có thể làm cho chất dịch trắng tăng lên nhiều, nhất là vòng mang sợi đuôi càng thấy rõ. Khi cần thiết có thể điều trị bằng thuốc tiêu viêm.
Sợi đuôi quá cứng hoặc dài ngắn không thích hợp
Có thể gây nên đau khi giao hợp ở phía nam, thậm chí khi giao hợp bị chọc vào gây chấn thương. Có thể đề nghị với bác sỹ cắt ngắn sợi đuôi chỉ để còn lại ở trong ống cổ tử cung thôi.
Xuất huyết hoặc chảy máu trong thời gian hành kinh
Có thể xuất huyết vào bất cứ lúc nào trong chu kỳ thường là vào thời kỳ rụng trứng hoặc ngay trước khi hành kinh. Những sự chảy máu này mang nhiều dạng, từ một vệt nâu nhạt nhỏ đến chảy máu thật sự.
Đi liền với những cơn đau, các chứng xuất huyết này là nguyên nhân khiến 7 đến 15% phụ nữ phải tháo vòng. Những chứng này xuất hiện do bị công phạt tạm thời (tử cung co thắt ở chỗ đặt vòng, viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung hay thiếu lutêin, hoặc do một biến chứng thật sự, nhất là khi chảy máu theo đau: nhiễm trùng tử cung hay vòi, có thai ngoài tử cung, polip hay tự nhiên bị sảy thai.
Bất kỳ với dạng xuất huyết nào, bạn cần kịp thời đi khám để được xác định chính xác trượng hợp của bạn thuộc dạng chảy máu nào và có phác đồ điều trị phù hợp.
Mất vòng
Sự rắc rối này hiếm xảy ra đối với những loại vòng mới (tỉ lệ 4 đến 5%). Nói chung là xảy ra sau khi đặt vòng được ba tháng, trong hoặc ngay sau khi hành kinh.
Hiện tượng mất vòng thường xảy ra ở những phụ nữ rất trẻ chưa hề có thai, ở những người bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung, hoặc trong trường hợp đặt vòng quá sớm sau khi sinh.
Có đến 20% trường hợp bị mất vòng mà không nhận ra. Nói chung bạn không làm gì được để tránh hiện tượng vòng bị đẩy ra.
Cách phòng ngừa sự cố này: Sau khi sinh, bạn hãy đợi tí ra hai hoặc ba tháng rồi hãy đặt vòng. Bạn đừng quên đến khám lại sau khi đặt vòng từ sáu tuần đến ba tháng, ngay cả khi mọi chuyện đều tốt đẹp.
Thân mến, chúc chị thành công!