Làm gì khi điện thoại dính nước?
(Giúp bạn)
Làm gì khi điện thoại dính nước?
Điện thoại rơi vào nước là một trong những rủi mà không ít bạn gặp phải. Vậy trong những trường hợp như vậy, bạn phải làm gì để “sơ cứu” nhanh cho chú dế yêu của mình?
- 1
Tắt nguồn
Hầu hết các thiết bị điện tử khi bị dính nước sẽ có nguy cơ hỏng cao hơn nếu có dòng điện chạy qua. Vì vậy, tắt nguồn ngay lập tức là một phương pháp giảm thiểu tối đa các hư hại cho chiếc điện thoại của bạn. Nên nhớ, cho dù điện thoại của bạn chỉ bị dính nước sơ sơ hay đã “thợ lặn” thì điều đầu tiên bạn nên làm là tắt nguồn nhé. Ngoài ra, đừng cố sạc thiết bị khi chưa tiến hành làm khô.
- 2
Làm khô thiết bị
Sau khi tắt nguồn, hãy sử dụng khăn khô để lau thiết bị sau đó đem hong khô bằng quạt hoặc điều hòa. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy hoặc lò sưởi để làm khô thiết bị bởi hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm nhập vào sâu bên trong di động. Hơn nữa, hơi nóng sẽ làm tăng nguy cơ nổ pin Lithium-ion (đang được sử dụng trong hầu hết thiết bị di động) vốn rất nhạy cảm với nhiệt.
Nếu bạn không muốn sử dụng điều hòa hoặc quạt, đặt thiết bị vào gạo là một lựa chọn khác để bạn tham khảo bởi các hạt gạo cho tác dụng hút ấm khá tốt.
Thông thường các trường hợp điện thoại bị dính nước nên chờ ít nhất hai ngày sau để bật lại. Tuy nhiên, bạn không nên để tới 2 ngày rồi mới thử bật máy mà hay mang tới cơ sở bảo hành hoặc sửa chữa điện thoại để các chuyên gia xử lý kịp thời nhé.
- 3
Kiểm tra bảo hành
Các nhà sản xuất chính hãng thường không có chế độ bảo hành đối với những trường hợp thiết bị vào nước. Tuy nhiên, vì lý do cạnh tranh, một số đại lý bán lẻ vẫn cung cấp dịch vụ này cho người dùng. Vì vậy, hãy kiếm tra lại thời gian và các điều khoản bảo hành trước khi mang điện thoại đi “thăm khám”, biết đâu, bạn sẽ giảm được một khoản chi phí không hề nhỏ.