Mách bạn 4 thời điểm tuyệt đối không uống cà phê

Thu Hằng 11:24 15/02/2017

(Giúp bạn) - Cà phê là đồ uống yêu thích của nhiều người.Tuy nhiên bạn không nên uống cà phê vào 4 thời điểm sau đây.

1.Khi cà phê còn quá nóng:

Nếu bạn thích uống cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc nó vẫn còn đang bốc khói nghi ngút thì bạn nên từ bỏ ngay lập tức sở thích và thói quen đó. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, uống đồ uống nóng trên 65oC có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản.

Các nhà hàng ở Mỹ thường phục vụ cà phê từ có nhiệt độ từ 60oC đến 80oC. Nếu bạn pha cà phê ở nhà, việc đun nóng có thể khiến cà phê của bạn lên tới 85oC. Lớp kem sữa trên bề mặt có thể giúp giảm nhiệt độ của cà phê, nhưng chỉ giảm khoảng 5oC. Cách tốt nhất là bạn hãy kiên nhẫn, một tách cà phê chỉ cần 5 phút là có thể giảm xuống nhiệt độ an toàn.

Không uống cà phê khi cà phê còn quá nóng
Không uống cà phê khi cà phê còn quá nóng

2.Vào sáng sớm:

Uống cà phê vào 6 giờ sáng không giúp bạn có thêm bất kỳ nguồn năng lượng nào cho ngày mới cả. Đó là bởi vì trong khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bạn thức dậy là thời điểm hormone cortisol đang ở mức cao nhất, nó là một loại năng lượng tự nhiên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khắn hơn. Vì thế bạn không cần phải bổ sung thêm một loại chất kích thích nào khác như cafe vào thời điểm này.

Những nhà nghiên cứu cho rằng thời điểm tốt nhất bạn nên uống tách cà phê đầu tiên trong ngày là từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, khi hormone cortisol bắt đầu giảm xuống. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn giữ được trạng thái cân bằng, năng lượng và tinh thần sảng khoái nhất để sẵn sàng cho một ngày dài.

Nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và cần thêm một tách cà phê nữa vào buổi trưa để có thể tiếp tục làm việc. Uống quá nhiều cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh liên quan đến dạ dày.

Không uống cà phê vào sáng sớm
Không uống cà phê vào sáng sớm

3.Khi bạn mệt mỏi vì thiếu ngủ:

Cà phê có thể giúp cho bạn tỉnh táo hơn khi đang cảm thấy buồn ngủ. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, cafein có trong cà phê sẽ không có tác dụng và không giúp cho bạn tỉnh táo hơn nếu như bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày trong 3 ngày liên tục, nghĩa là tình trạng thiếu ngủ của bạn đã trở nên trầm trọng.

Nguyên nhân của vấn đề này chính là, việc bạn thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể của bạn suy giảm năng lượng điều hành hoạt động nhận thức mà lượng cafein không thể bù đắp vào được. Nếu bạn không thể ngủ 7 tiếng mỗi ngày thì cũng đừng dùng cà phê. Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi và buồn ngủ thì điều tốt nhất bạn nên làm là chợp mắt khoảng 20 phút, những giấc ngủ ngắn này sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn.

Không uống cà phê khi bạn mệt mỏi
Không uống cà phê khi bạn mệt mỏi

4.Bạn đang cảm thấy lo lắng:

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, tâm trạng không được tốt thì việc uống cà phê có thể khiến tâm trạng của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. Theo Ali Miller, dược sĩ kiêm chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Dwidyl (Philippin), cafein trong cà phê có tác dụng kích thích tiêu cực đến hệ thần kinh, sản sinh ra cortisol. Cortisol được sản sinh ra quá nhiều trong một lúc có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Nó khiến bạn cảm thấy uể oải, không còn sức lựa để cố gắng trong suốt một ngày dài.

Để giảm bớt ảnh hưởng của cafein tới sức khỏe, bạn nên giảm lượng cà phê uống mỗi ngày, hoặc có thể chia nhỏ phần cà phê đó ra thành các cốc nhỏ uống nhiều lần trong ngày và cách thời gian đi ngủ khoảng 6 tiếng.

Không uống cà phê khi bạn cảm thấy lo lắng
Không uống cà phê khi bạn cảm thấy lo lắng

Hy vọng với những kiến thức sau của giúp bạn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Comments