Những dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đã già đi?

16:04 07/11/2014

(Giúp bạn)

Những dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đã già đi? Xin hỏi có những dấu hiệu nào chứng tỏ chúng ta đã già đi?


5 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bắt đầu già đi

Chúng ta đều biết các dấu hiệu của lão hóa, già đi thường là vết chân chim, nếp nhăn, đốm đồi mồi... trên da. Nhưng đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài.6 tư thế yoga giúp chị em trẻ lâu, tránh lão hóaBí quyết đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa cho bạn làn da tươi trẻSự thật về các chất chống oxy hóa giúp cơ thể tránh lão hóa.

Lão hóa là điều mà chị em nào cũng không muốn "gặp", bởi đơn giản khi có dấu hiệu lão hóa tức là chị em đang già đi. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, đôi khi sự bận rộn lại chính là nguyên nhân khiến chị em không mấy chú ý đến bản thân mình. Hậu quả là khi có thời gian dành cho bản thân, chị em nhận ra mình đã già đi so với nhiều chị em cùng lứa tuổi.

 

Vậy làm sao để nhận ra tuổi già đang đến gần chị em?

 

Chúng ta đều biết các dấu hiệu của lão hóa thường là vết chân chim, nếp nhăn, đốm đồi mồi... trên da. Nhưng đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Điều quan trọng hơn là bạn cần nhận ra cơ thể mình đang lão hóa từ bên trong.

 

Nếu bạn cũng lo lắng về tuổi già cũng như sự lão hóa, bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây nhé vì đó chính là những tín hiệu đầu tiên cảnh báo bạn cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn để duy trì được sự trẻ trung lâu dài.

 

1. Khô miệng khi ngủ dậy

 

Buổi sáng, khi thức dậy, bạn thấy miệng mình rất khô. Đây có thể là một dấu hiệu của sự ngưng thở khi ngủ - một loại rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Để biết mình có bị ngưng thở khi ngủ không, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:

 

- Bạn có ngáy không?

- Khi thức dậy bạn có thấy chệnh choạng hoặc đau đầu không?

- Bạn có cảm thấy luôn mệt mỏi hoặc mệt mỏi trong ngày không?

- Bạn có ngủ quên khi đang đọc sách, xem tivi, hoặc lái xe?

- Bạn có vấn đề về trí nhớ hay sự tập trung không?

 

Nếu hầu hết câu trả lời là "Có" thì tức là bạn có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Điều này cũng có nghĩa là một số cơ quan trong hệ hô hấp của bạn đã không còn thực hiện tốt chức năng của nó.

 

Dấu hiệu hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ có nhiều khả năng liên quan đến lão hoá và trí nhớ, đặc biệt ở bệnh nhân Alzheimer. Giấc ngủ tốt cho bộ nhớ. Khi chúng ta già đi, não không còn hoạt động nhanh nhạy, cơ thể không duy trì tốt theo đồng hồ sinh học, từ đó cũng dẫn đến rối loạn giấc ngủ, nhất là chứng ngưng thở khi ngủ.

 

2. Nhiều thay đổi trên da

 

Nếu da của bạn không có vẻ "sáng" mà thay vào đó là các vết sạm, đồi mồi, nhăn... thì có thể bạn đang gặp vấn đề ở thận. Đây cũng là một dấu hiệu của tuổi già. Thông thường, thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi không còn trẻ, chức năng của thận giảm đi, thận không thể lọc thải tốt, các chất lỏng, chất điện giải, chất thải có thể tích lũy trong cơ thể của bạn và biểu hiện ra ngoài làn da.

 

Thận hoạt động không tốt cũng có thể gây thiếu máu, khi cơ thể bị thiếu máu, dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy nhất là sạm da. Nếu bạn nhận thấy làn da của bạn màu nhạt hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ nhé.

 

3. Thường xuyên bị táo bón

 

Khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa, những dấu hiệu sẽ xuất phát đầu tiên ở đường ruột. Lúc này, khả năng nhu động của ruột kém đi, việc chuyển hóa thức ăn thành các chất thải cũng không đạt hiệu quả cao. Kết quả là một phần thức ăn được chuyển hóa, phần còn lại sẽ trở thành chất thải tích tụ lại trong cơ thể.

 

Lượng chất thải tích tụ lâu trong đường ruột sẽ trở thành “dinh dưỡng” của đường ruột và bị hấp thụ lại, từ đó làm cho việc bài tiết trở nên khó khăn, khiến bạn thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến các vết đồi mồi, thâm nám trên da. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.

 

4. Rò rỉ tiểu tiện

 

Một dấu hiệu rõ rệt của tuổi tác là mất kiểm soát trong tiểu tiện. Khi cơ thể bị lão hóa, sự suy giảm nồng độ estrogen làm suy yếu các cơ bắp xung quanh bàng quang làm cho việc kiểm soát tiểu tiện gặp khó khăn. Đặc biệt khi bạn cười hoặc khi có thay đổi bất ngờ trong cơ thể, việc kìm giữ tiểu tiện càng là điều không thể. Nếu bạn đã sinh con thì bạn càng có nguy cơ lão hóa sớm cao hơn vì đã có sự thay đổi cấu trúc ở các cơ quanh khung chậu, bàng quang trong quá trình bạn sinh con.

 

Một biện pháp khắc phục tình trạng này là tập bài tập Kegel hàng ngày để tăng cường sự săn chắc, đàn hồi của các cơ quanh bàng quang.

 

5. Trí nhớ suy giảm

 

 Suy giảm trí nhớ là tiến triển tự nhiên trong quá trình lão hóa vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não teo não, vừa do tình trạng thiếu máu đến nuôi não tức là tình trạng giảm máu tới não.

 

Khi cơ thể bắt có dấu hiệu lão hóa, sẽ xảy ra sự thoái hóa ở vỏ não, vỏ não có thể bị teo ở những vùng khác nhau, với mức độ khác nhau. Hơn nữa,  Mạch máu não cũng có nhiều thay đổi và xơ vữa động mạch gây ra những biểu hiện thiếu máu đến nuôi não cũng góp phần làm tiến triển nhanh hơn sự suy giảm trí nhớ.

 

Để ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ, bạn nên giữ cho mình thói quen vận động, thể dục hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động cho não. Ngoài ra, ăn uống đủ chất dinh dưỡng cũng giúp não khỏe mạnh.

 

Có những động tác yoga có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da, từ đó giúp bạn luôn năng động, tránh lão hóa và trẻ lâu hơn.

 

1. Tư thế con rắn (Cobra)

 

Tác dụng: Giúp căng ngực, vai và bụng, săn chắc mông, kích thích các cơ quan bụng, giảm căng thẳng, giảm các cơn đau thần kinh tọa.

 

 

Thực hiện:

 

- Nằm nghiêng trên sàn nhà, duỗi thẳng chân, các ngón chân chạm sàn. Chống tay dưới sàn nhà, căng vai ra, khuỷu tay sát vào cơ thể.

 

- Nhấn đầu ngón chân, bắp đùi và xương mu xuống sàn nhà.

 

- Hít thật sâu, duỗi thẳng cánh tay, nâng ngực khỏi sàn nhà.

 

- Căng bả vai sau đó ngửa người ra phía sau, ưỡn xương sườn bên về phía trước. Nâng qua đầu xương ức nhưng tránh đẩy các xương sườn về phía trước, uốn cong cột sống.

 

2. Tư thế con lạc đà (Camel)

 

Tác dụng: Tư thế này rất có ích cho hệ tiêu hoá và sinh sản. Nó giúp làm giãn xương sống, các cơ ở lưng, vai và cánh tay, tăng cường sự dẻo dai của cột sống và cải thiện sự lưu thông máu lên não, làm đẹp da.

 

Thực hiện:

 

- Quỳ xuống với đầu gối và hông dang rộng hai bên, đùi vuông góc với sàn nhà. Xoay đùi nhẹ vào bên trong, khép hông lại. Giữ mông tổn định.

 

- Đặt bàn tay lên lưng và xương chậu của bạn, ngón tay hướng xuống đất. Đẩy bàn tay từ xương chậu xuống xương cụt. Ưỡn xương cụt về phía trước, đùi đẩy về phía sau. Hít vào, nâng ngực cao lên bằng cách nhấn bả vai xuống thấp so với xương sườn.

 

- Giữ ổn định vị trí của xương cụt và bả vai, đầu thẳng, cằm gần ngực, tay đặt lên xương chậu. Chạm tay vào bàn chân trong khi giữ đùi thẳng đứng với sàn nhà. Hơi nghiêng đùi lệch một chút so với phương vuông góc, xoay nhẹ chạm một tay vào chân. Rồi nhấn đùi lại về vị trí thẳng đứng, xoay eo về lại vị trí ban đầu. Làm tương tự để chạm tay còn lại vào chân cùng bên.

 

-  Thả lỏng xương sườn trước, nâng xương chậu lên về phía xương sườn. Rồi nâng xương sườn lên từ xương chậu. Giãn xương sống dài hết mức có thể. Lòng bàn tay giữ chặt lấy gót chân. Xoay nhẹ cánh tay ra ngoài, đưa tay về trước ngực.

 

- Giữ tư thế này trong trong 30 giây đến một phút. Khi nghỉ, đặt tay ngang hông. Hít vào và nâng đầu và eo lên bằng cách chống tay vào hông.

 

3. Tư thế con cá (Fish)

 

Tác dụng: Giúp làm căng làn da, loại bỏ mỡ thừa ở các vị trí như bụng, hông, đùi trong cơ thể.

 

Thực hiện:

 

- Nằm ngửa trên sàn, đầu gối cong lên, bàn chân đặt trên sàn. Hít vào, nâng khung xương chậu nhẹ lên khỏi mặt sàn. Trượt bàn tay trên mặt sàn dưới mông bạn, lòng bàn tay úp xuống. Đặt mông trên mu bàn tay (giữ mông không nhấc lên khỏi tay bạn khi thực hiện tư thế này).

 

- Hít vào và dồn trọng lượng cơ thể vào cánh tay, khuỷu tay, đẩy ngực về phía trước, nâng đầu và bụng lên khỏi sàn nhà. Sau đó, thả lỏng đầu về vị trí cũ.

 

- Bạn có thể cong đầu gối hay duỗi thẳng chân. Giữ tư thế trong 15-30 giây, thở nhẹ nhàng. Với một hơi thở ra bạn hạ đầu và eo xuống sàn. Co đùi về bụng, ép chặt.

 

4. Tư thế cái cày (Plow)

 

Tác dụng: Ổn định tuyến giáp, thải độc cho cơ thể, làm cho da khỏe, tăng cường hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

 

Thực hiện:

 

- Nằm ngửa, thở ra và cong người từ ngang hông, từ từ đưa chân qua đầu, ngón chân chạm sàn. Cố gắng giữ cho bụng của bạn vuông góc với mặt sàn hết mức có thể và đôi chân duỗi thẳng hoàn toàn.

 

- Với ngón chân đặt trên sàn làm điểm tựa, đẩy phần trên đùi và xương cụt thẳng lên trần nhà. Tiếp tục kéo cằm ra xa ngực, thả lỏng cổ.

 

- Đẩy lưng lên trần nhà (có thể dùng tay đỡ lưng). Đan lòng bàn tay vào nhau, tựa lên tấm chăn trong khi nâng đùi lên phía trần nhà.

 

5. Tư thế tam giác (Triangle)

 

Tác dụng: Tác động đến các cơ bắp, cải thiện cơ quan vùng bụng, tăng cường độ dẻo dai của cột sống, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

 

Thực hiện:

 

- Ðứng thẳng, hai chân dạng ra thoải mái tạo thành góc 45 độ.

 

- Hít vào rồi thở ra. Nghiêng người qua bên trái đồng thời đưa tay phải cong về phía trái và chạm vào tai phải. Giữ hơi thở vài giây.

 

- Hít vào, trở về thế đứng thẳng. Làm ngược lại về phía phải với cánh tay trái cong về phải.

 

6. Tư thế Wind Relieving (Pavanmuktasana)

 

Tác dụng: Tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng, kích thích thần kinh, tăng lưu thông máu đến da, massage da và các cơ quan khác trong cơ thể...

 

6 tư thế yoga giúp chị em trẻ lâu, tránh lão hóa 6

 

Thực hiện:

 

- Nằm ngửa, đầu sát xuống sàn.

 

- Co chân phải lên, chân trái duỗi thẳng, hai tay đan vào nhau, bám vào chân phải.

 

- Giữ trong 1-3 phút thì đổi sang chân bên kia và lặp lại như vậy.

Tổng hợp


Comments