Những điều cần biết về mụn trứng cá và cách phòng trị nó như thế nào?
(Giúp bạn)
Những điều cần biết về mụn trứng cá và cách phòng trị nó như thế nào? Mong mọi người giúp em biết về mụn trứng cá và cách phòng trị nó như thế nào?
Mụn trứng cá hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Bệnh gây nên do tăng sản chất bã kèm theo sự ứ đọng và viêm nhiễm ở hệ thống nang lông.
Theo quan niệm hiện đại, bệnh trứng cá bao gồm:
Những bệnh viêm nang lông quanh nhân trứng cá - tức bệnh trứng cá thông thường hoặc bệnh trứng cá ở những người trẻ.
Các bệnh viêm nang lông là biến chứng của bệnh đỏ da mặt – còn gọi là trứng cá đỏ.
Các bệnh viêm nang lông tạo sẹo lồi - trứng cá sẹo lồi.
Bệnh trứng cá có thể tiến tới hoại tử - trứng cá hoại tử.
Các phản ứng nang lông gặp trong bệnh nhiễm độc da dị ứng nội phát hay ngoại lai - trứng cá do thuốc.
Nguyên nhân
Mụn trứng cá là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Trong đó, tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng của hormon sinh dục nam, khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết vào đào thải các chất bã ra ngoài. Các bệnh nhân bị mụn trứng cá là những người tiết nhiều chất bã nhờn hơn bình thường. Tuy nhiên, lượng chất bã xuất hiện cũng rất khác nhau trong cùng một nhóm bệnh nhân nên cũng không thể nói rằng cũng không thể nói rằng bệnh trứng cá chỉ đơn thuần liên quan đến hoạt tính nhiều hay ít của chất bã.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến tuyến bã bị tắc, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ lại tại các lỗ chân lông. Cộng với tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông hoặc kèm theo bội nhiễm các vi khuẩn khác sẽ gây nên tình trạng mụn bọc, mụn mủ với các triệu chứng sưng, đỏ da, cảm giác nóng và đau.
Trong trường hợp không bị nhiễm trùng, sẽ tạo thành mụn đầu trắng bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị ở ra và bị oxy hóa thì phần nhân ngoài của mụn trở thành màu đen, và được gọi là mụn đầu đen.
Hầu như tất cả mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh có tuyến bã hoàn chỉnh cũng có thể bị mụn trứng cá. Trứng cá là bệnh do nhiều yếu tố gây nên, khu trú tại nang lông tuyến bã. Và cho đến nay nguyên nhân cơ bản của bệnh trứng cá chưa đượ biết chính xác, tuy nhiên có nhiều yếu tố gây bệnh đã được xác định.
Yếu tố tâm lý: việc căng thẳng thần kinh, lo lắng, thường xuyên thức khuya hoặc mất ngủ cũng làm cho bệnh trứng cá nặng hơn.
Những thay đổi nội tiết ở lứa tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt… cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá.
Việc chăm sóc da không đúng cách, không thường xuyên rửa mặt, sử dụng mỹ phẩm tùy tiện công với chế độ ăn uông không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, ít ăn rau quả, trái cây, ít uống nuớc…cũng gây nên trứng cá.
Triệu chứng
Trứng cá nhẹ: có đầu đen và đầu trắng, kèm một số nốt sần và nốt có mũ
Trứng cá vừa: nốt sần, nốt có mũ nhiều hơn, và có tạo sẹo nhỏ
Trứng cá nặng: có các cục nhỏ có viêm, và nốt sần, nốt có mũ rất nhiều, có thể gây sẹo lớn
Một số bài thuốc chữa mụn trứng cá
_Nếu mụn trứng cá màu hồng, gồ lên, khi vỡ chảy nước nhờn, hồng, các ngày sau kết rắn đanh, miệng khô, tâm phiền (buồn bực), di tinh (với bệnh nhân nam), rối loạn kinh nguyệt (với bệnh nhân nữ), mất ngủ, ngủ hay mộng mị, đại tiện táo kết, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: tri mẫu 12g, bồ công anh 15g, hoàng bá 12g, liên kiều 15g, nữ trinh tử 20g, sinh địa hoàng 15g, hạn liên thảo 20g, đan sâm 15g, ngư tinh thảo 20g, cam thảo 5g. Sắc uống.
Gia giảm: Nếu đại tiện bí kết không thông, gia đại hoàng 15g (cho sau), tử thảo 15g, chỉ thực 12g để thông phủ tả nhiệt; nếu đại tiện phân nát, bỏ đại hoàng, gia thổ phục linh 15g, nhân trần 15g để lợi thấp, thanh nhiệt giải độc; mất ngủ, gia hợp tiên bì 15g, phục linh 20g; phế vị hỏa nhiệt, gia sinh thạch cao 20g, địa cốt bì 15g.
_Nếu mụn trứng cá hồng sẫm, cứng, mọng nước, có những mụn có chất nhày màu xám lõm xuống hoặc lồi lên, tâm phiền, đa mộng (ngủ hay mộng mị), đại tiện táo, lưỡi có khi tím bầm, có điểm ứ huyết hoặc vàng bệu, mạch khẩn hoặc tế sác.
Bài thuốc: đào nhân 15g, hạn liên thảo 20g, hồng hoa 5g, bồ công anh 15g, sinh địa 20g, bối mẫu 12g, xích thược 5g, miết giáp 12g, nữ trinh tử 20g, cam thảo 4g, xuyên sơn giáp 10g, đan sâm 20g.
_Nếu mụn trứng cá liên quan tới kỳ kinh, số lượng có thể nhiều hoặc ít nhưng sự xuất hiện của mụn có quan hệ rõ ràng đến chu kỳ kinh nguyệt. Trước chu kỳ kinh, mụn trứng cá nhiều; sau chu kỳ kinh, mụn trứng cá thường ít hơn.
Bài thuốc: nữ trinh tử 20g, hương phụ 12g, hạn liên thảo 20g, sơn tra 20g, tri mẫu 10g, đan sâm 15g, sài hồ 12g, trạch tả 12g, bạch thược 15g, ích mẫu 15g, phục linh 15g, cam thảo 3g. Sắc uống.
Gia giảm: Nếu kinh nguyệt trước kỳ, lượng nhiều, bỏ đan sâm, gia sinh địa 15g, tăng ích mẫu lên 30g. Kinh nguyệt sau kỳ, tăng đan sâm lên 20g và gia vương bất lưu hành 15g.
Thuốc dùng ngoài:
Dùng hoa, lá và cành của cây kim ngân giã tươi vắt lấy nước 1 bát sắc lấy 8 phần mà uống, còn bã đắp vào rất công hiệu.
Nếu da nhiều chất nhờn, bóng thì làm mặt nạ bằng cà chua: Cà chua nghiền nhỏ vắt lấy nước hòa với một ít nước chanh đem xoa đều lên mặt, làm như vậy một thời gian, da mặt giữ được độ khô ráo và làm sạch trứng cá.
Tổng hợp