Phòng chống bệnh đãng trí qua ăn uống?
(Giúp bạn)
Mọi người ơi, bênh đãng trí là gì và cách phòng chống bệnh đãng trí qua ăn uống như thế nào?
Bệnh đãng trí tuổi già có 3 triệu chứng cơ bản như: trí nhớ và trí lực giảm sút, khả năng sinh hoạt thường ngày bị tổn hại, triệu chứng về tinh thần và hành vi.
1. Trí nhớ và trí lực giảm sút
Bất kể nguyên nhân gây bệnh đãng trí tuổi già là gì, đãng trí tuổi già là một loại bệnh suy giảm trí nhớ - trí lực không thể tránh được và có tính tiến triển rất phổ biến. Sự suy giảm trí nhớ-trí lực lúc khởi bệnh rất nhẹ, không gây chú ý cho mọi người. Triệu chứng bệnh đãng trí ở thời kỳ đầu là giảm trí nhớ đối với sự việc mới phát sinh, còn đối với những sự việc phát sinh trước kia thì vẫn nhớ. Lúc này, bệnh nhân tự biết rõ về bệnh tật của mình đồng thời cố gắng che dấu và bù đắp, như không ngại ghu chép rõ trên giấy hoặc nhờ người khác nhắc nhở. Khả năng ghi nhớ những sự việc gần tiếp tục suy giảm, mức độ càng ngày càng nặng, việc lớn hay việc nhỏ đều khó có thể ghi nhớ. Khi đến thời kỳ giữa, khả năng nhớ những sự việc xa cũng bị tổn hại. Do trí nhớ giảm nên dẫn đến sự sa sút khả năng lý giải, khả năng phán đoán, khả năng tính toán. Sự suy giảm khả năng tư duy cũng ngày càng rõ rệt, khiến khả năng làm việc và sinh hoạt thường ngày suy yếu toàn diện, không thể thích ứng với môi trường xung quanh.
Triệu chứng cơ bản bệnh đãng trí
Đến thời kỳ cuối, trí nhớ và trí lực suy thoái nghiêm trọng, hoàn toàn mất khả năng ghi nhớ, có bệnh nhân còn không thể nhận ra vợ (chồng) và con cái của mình, không biết thời gian, không biết nơi ở. Trong quá trình bệnh bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như mất khả năng sử dụng vật phẩm, mất khả năng nhận ra bộ mặt, tên của đồ vật và người, mất khả băng biểu đạt ngôn ngữ, đến lúc nghiêm trọng thường chỉ có thể lặp lại vài câu văn và nhóm từ đơn giản.
2. Khả năng sinh hoạt kém
Thời kỳ đầu do tồn tại khả năng ghi nhớ sự việc gần nên khả năng học tập những tri thức mới, nắm vững những kỹ thuật mới của bệnh nhân kém; khi gặp những công việc không quen thuộc dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và buồn bực. Lúc này điều bị tổn hại chủ yếu là hoạt động giao tiếp xã hội và hoạt động nghề nghiệp. Bệnh đãng trí tuổi già phát triển nặng thêm, khả năng sử dụng công cụ trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị tổn hại, lúc này bệnh nhân không thể tự gọi điện thoại, quản lý tài vụ, đi xe ra ngoài, uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Khi đi mua đồ thì không biết rõ giá tiền, không nấu nướng hay giặt giũ được, chỉ có thể làm những việc nhà đơn giản như quét nhà, nhặt rau. Lúc này bệnh nhân tuy đã không thể sinh hoạt độc lập, nhưng vẫn tự lo liệu được sinh hoạt cá nhân.
Đến thời kỳ giữa, khả năng tự lo liệu sinh hoạt cá nhân của bệnh nhân cũng dần dần suy giảm cho đến khi mất đi như việc ăn uống, mặc đồ, rửa mặt, chải đầu, đi lại, tắm rửa, đi vệ sinh đều gặp khó khăn; sinh hoat cần có người chăm sóc. Cuối cùng bệnh nhân giống như một đứa trẻ sơ sinh, ăn uống, tiểu đại tiện đều không biết, nằm liệt giưỡng cho đến khi chết.
Có nhiều cách để chống đãng trí và chế độ dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở mỗi người. Bởi vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày chúng ta cần chú ý bổ sung đủ các nguồn dinh dưỡng sau.
Các chất béo
Các chất dinh dưỡng tạo thành những chất hoá học quan trọng trong não như Phosphatidyl choline và DMAE, phosphatidyl serine và pyroglutamate.
Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá (đặc biệt là cá trích) và trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác.
Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo ( basa, trích, hồi, thu, cá ngừ). Ngoài ra, ăn 3 bữa cá béo trong 1 tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ đau tim.
Vận động cơ thể thường xuyên
Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, xương chắc, hạn chế mất cơ, giảm tích mỡ, hạn chế loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung.
Vận động còn giúp cơ thể tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Mỗi người nên áp dụng các hình thức vận động phù hợp với sức khoẻ của mình.
Vitamin và chất khoáng
Có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não.
Vitamin B1, B2, B3 giúp não sử dụng ôxy để sinh năng lượng trong mỗi tế bào. Ba loại vitamin B liên quan đến trí nhớ là B3, B5, B12. Các vitamin B hoạt động cùng với nhau bằng nhiều cách để giúp cho não sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh. Điều cần nhớ, các vitamin B nên dùng chung với nhau, do đó, nếu muốn bổ sung một loại vitamin B thì cũng nên dùng dạng B complex hoặc multi-vitamin.
Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến giảm trí nhớ. Kẽm có nhiều trong thịt cá, hải sản (đặc biệt có nhiều trong hàu). Lưu ý, cần hạn chế uống rượu mạnh vì đó là tác nhân gây tổn thương não.
Tập luyện trí não thường xuyên
Thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, hoặc suy nghĩ những điều mới mẻ là cách tác động tích cực lên khả năng trí nhớ não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ sẽ giúp củng cố nhận thức cho những năm về sau.
Những người ít hoạt động thể lực và trí não khi ở vào độ tuổi trung niên có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên có những hoạt động này. Do đó, tăng hoạt động trí não ở giai đoạn trưởng thành sẽ có tác dụng bảo vệ não lâu dài.
Tổng hợp